Hòa tan hoàn toàn hỗn hợp A gồm Fe, Mg, Cu, FeCO3 (4,5a mol) trong dung dịch B chứa HCl (88a mol) và KNO3 (0,34 mol). Sau khi các phản ứng kết thúc thu được dung dịch C và 0,4 mol hỗn hợp khí X gồm CO2, NO và N2O có tỉ khối so với H2 bằng 16,925. Dung dịch C tác dụng tối đa với 0,56 lít khí H2S (đktc). Mặt khác, cho C tác dụng với dung dịch AgNO3 dư, thấy thoát ra 0,03 mol khí NO duy nhất; đồng thời thu được 253,64 gam kết tủa. Tổng khối lượng chất tan có trong dung dịch C có giá trị gần nhất với
A. 97,00
B. 97,50
C. 98,00
D. 98,50
X gồm NO (0,29) và CO2, N2O (0,11)
nCO2 = nFeCO3 = 4,5a —> nN2O = 0,11 – 4,5a
C + AgNO3 tạo NO nên C có H+ dư, NO3- hết
Đặt nNH4+ = b, bảo toàn N:
0,29 + 2(0,11 – 4,5a) + b = 0,34
nH+ = 0,29.4 + 2.4,5a + 10(0,11 – 4,5a) + 10b + 0,03.4 = 88a
—> a = 0,02; b = 0,01
nAgCl = nHCl = 1,76 —> nAg = 0,01
nFe2+(C) = 3nNO + nAg = 0,1; nH+ dư = 4nNO = 0,12
C chứa Mg2+ (x), Fe2+ (0,1), NH4+ (0,01), Fe3+ (y), Cu2+ (z), H+ (0,12), Cl- (1,76), K+ (0,34)
Có 2 phương trình (nH2S và bảo toàn điện tích), không đủ để giải 3 ẩn.