Một hỗn hợp A gồm Ba và Al. Cho m gam A tác dụng với nước dư, thu được 1,344 lít khí, dung dịch B và phần không tan C. Cho 2m gam A tác dụng với dung dịch Ba(OH)2 dư thu được 20,832 lít khí (các phản ứng đều xảy ra hoàn toàn, các thể tích khí do được ở đktc).
a. Tính khối lượng từng kim loại trong m gam A.
b. Cho 50 ml dung dịch HCl vào dung dịch B. Sau khi phản ứng xong, thu được 0,78 gam kết tủa. Xác định nồng độ mol/lít của dung dịch HCl.
Câu trả lời tốt nhất
Đặt a, b là số mol Ba và Al trong m gam A.
Với H2O, phần không tan C là Al dư.
Ba + 2H2O —> Ba(OH)2 + H2
a……………………..a………….a
2Al + 2H2O + Ba(OH)2 —> Ba(AlO2)2 + 3H2
2a………………. ⇐ a ⇒ ………….a…………..3a
—> nH2 = a + 3a = 0,06 (1)
Với dung dịch Ba(OH)2 dư, số mol Ba và Al lúc này là 2a và 2b, kiềm dư nên cả 2 kim loại đều tan hết. Phản ứng vẫn như trên.
—> nH2 = 2a + 3b = 0,93 (2)
(1)(2) —> a = 0,015 và b = 0,3
—> mBa = 2,055 và mAl = 8,1
Dung dịch B chứa Ba(AlO2)2 (0,015 mol)
nAl(OH)3 = 0,01
TH1: Kết tủa chưa max:
Ba(AlO2)2 + 2HCl + 2H2O —> BaCl2 + 2Al(OH)3
………………..0,01…………………………. ⇐ 0,01
—> CM = 0,2M
TH2: Kết tủa đạt max và bị hòa tan trở lại một phần:
Ba(AlO2)2 + 2HCl + 2H2O —> BaCl2 + 2Al(OH)3
0,015 ⇒……..0,03…………………………….0,03
nAl(OH)3 bị hòa tan = 0,03 – 0,01 = 0,02
Al(OH)3 + 3HCl —> AlCl3 + 3H2O
0,02……….0,06
—> nHCl tổng = 0,09
—> CM = 1,8M