X là dung dịch HCl nồng độ aM, Y là dung dịch HCl nồng độ bM. Trộn V1 lít dung dịch X với V2 lít dung dịch Y được V lít dung dịch Z. Khi lấy 9,66 gam hỗn hợp kim loại A gồm Al, Fe, Cu thì tác dụng vừa đủ với V lít dung dịch Z trên, thu được 2,016 lít H2 (đktc), dung dịch B và một chất rắn không tan. Nung chất rắn này trong oxi (dư) đến phản ứng hoàn toàn thu được chất rắn D. Hoà tan hoàn toàn D vào dung dịch Z thì cũng cần dùng hết V lít trên.
a. Tính khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp A.
b. Xác định a, b. Biết rằng: V = V1 + V2 = 0,6; b = 4a; V2 lít dung dịch Y hoà tan vừa hết 1/3 lượng Fe có trong hỗn hợp A.
Câu trả lời tốt nhất
nH2 = 0,09 —> nHCl = 0,18
—> nCu = nCuO = nHCl/2 = 0,09
Đặt u, v là số mol Al, Fe
—> mA = 27u + 56v + 0,09.64 = 9,66
nH2 = 1,5u + v = 0,09
—> u = 0,02; v = 0,06
—> mAl = 0,54; mFe = 3,36; mCu = 5,76
nHCl tổng = aV1 + bV2 = 0,18
V2 lít dung dịch Y hoà tan vừa hết 1/3 lượng Fe có trong hỗn hợp A —> bV2 = 2.0,06/3 = 0,04
—> aV1 = 0,14
—> aV1/bV2 = 3,5
Thay b = 4a —> V1/V2 = 14
Kết hợp V1 + V2 = 0,6 —> V1 = 0,56; V2 = 0,04
—> a = 0,25; b = 1