X là este hai chức, Y là este ba chức; X, Y đều no, mạch hở. Cho 18 gam hỗn hợp H gồm X, Y tác dụng vừa đủ với dung dịch NaOH, cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được hỗn hợp Z chứa hai muối khan và hỗn hợp T chứa hai ancol. Cho T tác dụng với bình đựng Na dư, khối lượng bình tăng 8,98 gam. Đốt cháy hết Z cần đúng 0,37 mol O2, thu được 4,14 gam H2O. Khối lượng của X có giá trị gần nhất với
A. 13 B. 25 C. 5 D. 12
Câu trả lời tốt nhất
Đặt nNaOH = x
—> mT = m tăng + mH2 = 8,98 + x
nO(Z) = 2x và nNa2CO3 = 0,5x
Bảo toàn O cho phản ứng đốt Z:
2x + 0,37.2 = 2nCO2 + 0,5x.3 + 0,23
—> nCO2 = 0,25x + 0,255
Bảo toàn khối lượng cho phản ứng đốt Z:
mZ + 0,37.32 = 44(0,25x + 0,255) + 106.0,5x + 4,14
—> mZ = 64x + 3,52
Bảo toàn khối lượng cho phản ứng xà phòng hóa:
18 + 40x = (8,98 + x) + (64x + 3,52)
—> x = 0,22
Đặt a, b, c là số mol muối đơn, muối đôi và muối ba chức (một trong 3 ẩn bằng 0)
—> nNaOH = a + 2b + 3c = 0,22 (1)
và b + 2c = nCO2 – nH2O = 0,08 (2)
TH1: a = 0 kết hợp (1)(2) —> Vô nghiệm
TH2: b = 0 kết hợp (1)(2) —> a = 0,1 và c = 0,04
—> nA(OH)2 = a/2 = 0,05 và nBOH = 3c = 0,12
—> mT = 0,05(A + 34) + 0,12(B + 17) = 9,2
—> 5A + 12B = 546
A lấy các giá trị 28, 42, 56… không có B phù hợp, loại.
TH3: c = 0 kết hợp (1)(2) —> a = 0,06 và b = 0,08
—> nA(OH)3 = a/3 = 0,02 và nBOH = 2b = 0,16
—> mT = 0,02(A + 51) + 0,16(B + 17) = 9,2
—> A + 8B = 273
—> A = 41 và B = 29 là nghiệm duy nhất.
T chứa C3H5(OH)3 (0,02 mol) và C2H5OH (0,16 mol)
Đặt n, m là số C của muối đơn và muối đôi
—> nC = 0,06n + 0,08m = nCO2 + nNa2CO3 = 0,42
—> 3n + 4m = 21
Do n ≥ 1 và m ≥ 2 —> n = m = 3 là nghiệm duy nhất.
Vậy Z chứa C2H5COONa (0,06 mol) và CH2(COONa)2 (0,08 mol)
Kết hợp T và Z —> H chứa:
Y là (C2H5COO)3C3H5 (0,02 mol)
X là CH2(COOC2H5)2 (0,08 mol)
—> mX = 12,8
thầy ơi cho em hỏi công thức độ bất bão hòa thầy áp dụng cho hỗn hợp muối (b+2c=nCo2-nH2o=0,08) có phải chỉ dùng đc cho hỗn hợp có C,H,O không? cô em nói công thức đó chỉ dùng đc cho hỗn hợp có C,H,O; ngoài ra không dùng được nếu thêm nguyên tố khác. mong thầy trả lời giúp em ạ