Hoà tan hoàn toàn 10,15 gam hỗn hợp gồm Na2O và K2O có tỉ lệ mol tương ưng 2 : 3 Vào nước thu được dung dịch X.
Hoà tan hoàn toàn m gam hỗn hợp gồm Mg và MgCO3 vào dung dịch HCl dư, sau phản ứng thu được 22,4 lít hỗn hợp khí Y gồm H2, CO2. Cho Y vào dung dịch X, sau phản ứng thu được dung dịch Z chứa 15 gam chất tan.
Cho a gam P2O5 vào dung dịch X, sau phản ứng thu được dung dịch T chứa 15,92 gam chất tan.
Tính giá trị của m và a
Câu trả lời tốt nhất
nNa2O = 2x; nK2O = 3x —> 62.2x + 94.3x = 10,15
—> x = 0,025
—> X chứa NaOH (0,1) và KOH (0,15)
Nếu Z chứa NaHCO3 (0,1), KHCO3 (0,15) thì m chất tan = 23,4
Nếu Z chứa Na2CO3 (0,05), K2CO3 (0,075) thì m chất tan = 15,65
Thực tế Z chứa m chất tan = 15 < 15,65 nên trong Z có kiềm dư. Z gồm Na+ (0,1), K+ (0,15), CO32- (y) và OH- dư (z)
Bảo toàn điện tích —> 2y + z = 0,1 + 0,15
m chất tan = 60y + 17z + 0,1.23 + 0,15.39 = 15
—> y = 0,1; y = 0,05
nMgCO3 = nCO2 = y = 0,1
nMg = nH2 = nY – nCO2 = 0,9
—> m = 30 gam
H3PO4 (p mol) + NaOH (0,1) + KOH (0,15) —> 15,92 gam chất tan
Nếu kiềm hết (0,1 + 0,15 < 3p) thì nH2O = 0,1 + 0,15 = 0,25
Bảo toàn khối lượng:
98p + 0,1.40 + 0,15.56 = 15,92 + 0,25.18
—> p = 0,082: Loại do không thỏa mãn 0,1 + 0,15 < 3p
Vậy kiềm còn dư —> nH2O = 3p
Bảo toàn khối lượng:
98p + 0,1.40 + 0,15.56 = 15,92 + 18.3p
—> p = 0,08 —> nP2O5 = 0,04 —> a = 5,68