Cho 3,6 gam Mg vào trong 800 ml dung dịch A chứa đồng thời Cu(NO3)2 và AgNO3, đến khi phản ứng kết thúc lọc được 10,64 gam chất rắn B. Hòa tan B trong dung dịch HCl dư, sau khi phản ứng kết thúc thì khối lượng dung dịch tăng 1,1 gam.
a. Viết phương trình hóa học xảy ra?
b. Tính nồng độ mol của mỗi muối trong dung dịch A?
Câu trả lời tốt nhất
B tan được trong HCl nên B chứa Mg dư.
Mg + 2AgNO3 —> Mg(NO3)2 + 2Ag
Mg + Cu(NO3)2 —> Mg(NO3)2 + Cu
Mg + 2HCl —> MgCl2 + H2
nMg dư = x —> m tăng = mMg dư – mH2 = 24x – 2x = 1,1
—> x = 0,05
nAgNO3 = a và nCu(NO3)2 = b
nMg ban đầu = 0,5a + b + 0,05 = 0,15
mB = 108a + 64b + 0,05.24 = 10,64
—> a = 0,04; b = 0,08
CM AgNO3 = a/0,8 = 0,05M
CM Cu(NO3)2 = b/0,8 = 0,1M
×