Muối Tutton là một loại muối kép có công thức chung là M2M’(SO4)2.6H2O với M là những ion hóa trị I như Na+, K+,… Và M’ là những ion hóa trị II như Fe2+, Mn2+,…
a) Các muối sắt (II) sau khi tiếp xúc với không khí thì không thể dùng nó để pha dung dịch một cách chuẩn xác được. Giải thích hiện tượng, không cần ghi phản ứng.
b) Vì vậy, khi pha dung dịch chuẩn của sắt (II) trong hóa học phân tích, người ta thường dùng muối Mohr, một loại muối Tutton từ ion sắt (II) và ion ammonium. Viết phương trình phản ứng tạo ra muối Mohr từ tinh thể sắt (II) sulfate heptahydrate và ammonium sulfate khan.
Ta có thể điều chế được muối Tutton kép bằng cách cho hai ion M’ khác nhau khi điều chế. Có thể tạo thành tinh thể muối có công thức: M2M’xM’’(1 – x)(SO4)2.6H2O.
c) Muối X là một muối Tutton kép có màu xanh lá ngọc (xanh lục nhạt), làm từ nickel (II) sulfate ngậm 7 phân tử nước; manganese (II) sulfate ngậm 4 phân tử nước có màu hồng và potassium sulfate khan màu trắng. Cho biết x = 0,9 và muối nickel (II) sulfate ngậm 7 phân tử nước có màu xanh dương lục. Viết công thức hóa học và tính lượng các chất cần để điều chế 43,66 gam X.
d) Tinh thể X khi để lâu trong không khí bị trắng một số vùng trên bề mặt, còn được gọi là bị lên hoa. Giải thích hiện tượng này.
Câu trả lời tốt nhất
a) Các muối sắt (II) sau khi tiếp xúc với không khí thì không thể dùng nó để pha dung dịch một cách chuẩn xác vì một phần sắt (II) đã bị O2 trong không khí oxi hóa lên hợp chất sắt (III).
b) Muối Mohr là (NH4)2Fe(SO4)2.6H2O
FeSO4.7H2O + (NH4)2SO4 —> (NH4)2Fe(SO4)2.6H2O + H2O
c) 0,9NiSO4.7H2O + 0,1MnSO4.2H2O + K2SO4 —> K2Ni(0,9)Mn(0,1)(SO4)2.6H2O + 0,5H2O
nK2Ni(0,9)Mn(0,1)(SO4)2.6H2O = 43,66/436,6 = 0,1
nNiSO4.7H2O = 0,09 —> mNiSO4.7H2O = 0,09.281 = 25,29
nMnSO4.2H2O = 0,01 —> mMnSO4.2H2O = 0,01.187 = 1,87
nK2SO4 = 0,1 —> mK2SO4 = 0,1.174 = 17,4
Trường hợp X là nK2Mn(0,9)Ni(0,1)(SO4)2.6H2O làm tương tự.
d) Tinh thể X khi để lâu trong không khí sẽ hút ẩm và bề mặt rữa ra được gọi là bị lên hoa.