Nhúng thanh kim loại X và thanh kim loại Y (cùng hóa trị II) vào các dung dịch muối sunfate nồng độ 1M của chúng ở 25°C. Quá trình thí nghiệm được mô tả bởi hình vẽ sau:
Mỗi phát biểu sau là đúng hay sai
(a) Bề mặt thanh kim loại X mang điện tích âm và bề mặt thanh kim loại Y mang điện tích dương
(b) Giữa bề mặt thanh kim loại và dung dịch muối tồn tại cân bằng giữa dạng oxi hóa và dạng khử.
(c) Tính khử của kim loại Y mạnh hơn tính khử của kim loại X.
(d) Khi nối hai thanh kim loại với nhau bằng dây dẫn và nối hai dung dịch muối với nhau bằng cầu muối, sẽ xuất hiện một dòng điện trên dây dẫn.
Câu trả lời tốt nhất
Trên bề mặt mỗi thanh kim loại nhúng trong dung dịch muối của nó luôn có 2 quá trình diễn ra đồng thời:
M —> Mn+ + ne (1)
Mn+ + ne —> M (2)
(Có thể biểu diễn 2 quá trình này bằng cân bằng: M ⇋ Mn+ + ne)
Đối với kim loại đứng trước 2H+/H2 thì quá trình (1) chiếm ưu thế só với quá trình (2), khi đó bề mặt X sẽ dư điện tích âm và được bao quanh bởi các điện tích dương X2+.
Đối với kim loại đứng sau 2H+/H2 thì quá trình (2) chiếm ưu thế só với quá trình (1), khi đó bề mặt X sẽ dư điện tích dương và được bao quanh bởi các điện tích âm SO42-.
(a) Đúng
(b) Đúng: Dạng cân bằng tổng quát M ⇋ Mn+ + ne
(c) Sai, X trước 2H+/H2 và Y sau 2H+/H2 nên X có tính khử mạnh hơn Y.
(d) Đúng, lúc đó X sẽ là cực âm, Y là cực dương, trong dây dẫn có electron từ X chạy sang Y và tạo ra dòng điện.