Vào năm 1780, Luigi Galvani phát hiện ra rằng khi hai kim loại khác nhau (ví dụ đồng và kẽm) được kết nối và sau đó cả hai cùng chạm vào hai phần khác nhau của dây thần kinh của một con ếch, thì chân con ếch co rút. Ông gọi đây là “điện động vật”, tuy có chút hiểu nhầm, nhưng nó đã tạo ra nền móng khoa học cho pin điện. Pin Galvani được tạo nên từ hai cặp oxi hóa-khử Zn2+/Zn và Cu2+/Cu. Biết E°Zn2+/Zn = -0,762V và E°Cu2+/Cu = +0,340 V.
Cho các phát biểu sau:
a) Khi pin hoạt động, ở cực âm, Zn là chất khử mạnh hơn Cu nên sẽ nhường electron chuyển thành Zn2+ tan vào trong dung dịch; ở cực dương, ion Zn2+ là chất oxi hóa mạnh hơn Cu2+ nên Zn2+ sẽ nhận electron chuyển thành Zn.
b) Khi pin hoạt động, sức điện động của pin sẽ giảm dần.
c) Kim loại kẽm đóng vai trò là cực dương (cathode) của pin vì kẽm là kim loại mạnh hơn.
d) Sức điện động chuẩn của pin bằng 1,102V.
Câu trả lời tốt nhất
(a) Sai:
+ Tại cực âm: Zn —> Zn2+ + 2e
+ Tại cực dương: Cu2+ + 2e —> Cu
(b) Đúng, tải tiêu thụ có công suất càng lớn thì sức điện động của pin càng giảm, mặt khác, nồng độ Cu2+ giảm cũng làm sức điện động giảm theo thời gian.
(c) Sai, Zn là cực âm (anode).
(d) Đúng, E° = 0,340 – (-0,762) = 1,102V