Muối Epsom (MgSO4.nH2O) có nhiều ứng dụng: vừa có thể dùng pha chế thuốc nhuận tràng, vừa như một loại phân bón cho cây, hay dung dịch khử khuẩn. Khi làm lạnh 440,0 gam dung dịch MgSO4 27,27% thì có 49,2 gam muối Epsom tách ra, phần dung dịch thu được có nồng độ 24,56%. Biết độ tan của MgSO4 tại 80°C và 20°C lần lượt là 54,80 gam và 35,10 gam. Khối lượng Epsom được tách ra khi làm lạnh 9288 gam dung dịch bão hoà MgSO4 từ 80°C xuống 20°C là b gam.
a) Để lâu Epsom trong không khí sẽ bị chảy rữa.
b) Giá trị của b là 3837 gam (kết quả làm tròn đến hàng đơn vị).
c) Epsom là một loại muối có ứng dụng trong y học.
d) Công thức của muối Epsom là MgSO4.6H2O.
Câu trả lời tốt nhất
nMgSO4 ban đầu = 440.27,27%/120 = 1
nMgSO4 còn lại trong dung dịch sau khi làm lạnh = (440 – 49,2).24,56%/120 = 0,8
nMgSO4.nH2O tách ra = 1 – 0,8 = 0,2
—> M epsom = 18n + 120 = 49,2/0,2 —> n = 7
—> Muối Epsom là MgSO4.7H2O
(a) Đúng, muối Epsom đã có sẵn nước nhưng chúng vẫn tiếp tục hút thêm hơi ẩm từ không khí đến mức chuyển thành dung dịch (chảy rữa).
(b) Đúng:
Bảo toàn khối lượng MgSO4:
9288.54,8/(100 + 54,8) = 120b/246 + (9288 – b).35,1/(100 + 35,1)
—> b = 3837
(c) Đúng, muối epson dùng pha chế thuốc nhuận tràng.
(d) Sai. Muối Epsom là MgSO4.7H2O