Một ví dụ điển hình về việc sử dụng phản ứng kết tủa để tìm tỉ lệ hợp thức của phương trình là phản ứng giữa dung dịch lead nitrate và potassium iodide. Cả hai dung dịch đều không màu, khi chúng được trộn lẫn, kết tủa màu màu vàng lead iodide được hình thành. Phương trình phản ứng bằng chữ được thể hiện như sau:
lead nitrate + potassium iodide → lead iodide + potassium nitrate
Sau đây là các bước tiến hành thí nghiệm.
■ Bước 1: Đổ cùng một thể tích dung dịch potassium iodide vào một loạt ống nghiệm.
■ Bước 2: Thêm các thể tích khác nhau của dung dịch lead nitrate vào ống nghiệm.
■ Bước 3: Đặt từng ống nghiệm vào máy ly tâm và quay các ống trong cùng khoảng thời gian. Máy li tâm giúp kết tủa lắng đọng ở phía dưới đáy ở ống nghiệm.
■ Bước 4: Đo chiều cao của kết tủa trong mỗi ống.
Kết quả của các thí nghiệm được thể hiện trong bảng.
Ống nghiệm
1
2
3
4
5
6
7
Thể tích dung dịch KI (mL)
5,0
5,0
5,0
5,0
5,0
5,0
5,0
Thể tích dung dịch Pb(NO3)2 (mL)
0,5
1,0
1,5
2,0
2,5
3,0
3,5
Độ cao kết tủa (cm)
2,5
3
4
5
6
6
6
Nồng độ của cả hai dung dịch là 1,0 M.
a)Trong các thí nghiệm, thể tích dung dịch lead nitrate sử dụng càng nhiều thì lượng kết tủa thu được càng lớn.
b)Dựa vào phương trình ion rút gọn, ion K+ và NO3- không tham gia vào phản ứng.
c)Chiều cao của kểt tủa tỉ lệ thuận với khối lượng kết tủa được hình thành.
d)Chỉ sử dụng thí nghiệm (1) đến (4) đã có thể xác định tỉ lệ hợp thức của lead nitrate và potassium iodide là 1 : 2