Để tái chế nhôm, người ta có thể sử dụng phế liệu kim loại như vỏ của các lon, hộp chứa nước giải khát hay thực phẩm. Phế liệu này còn lẫn các tạp chất là các hợp chất hữu cơ và vô cơ (có trong nhãn, mác in hoặc son trên vỏ lon, hộp). Phế liệu được cắt, băm nhỏ rồi cho vào lò nung đến khi chảy lỏng. Phần lớn các tạp chất biến thành xỉ lỏng, nổi lên trên, được vớt ra khỏi lò. Phần còn lại trong lò là nhôm tái chế ở trạng thái nóng chảy.
Cho các nhận định sau:
(1) Cắt, băm nhỏ phế liệu nhôm trước khi nung chảy để quá trình nung xảy ra nhanh hơn.
(2) Xỉ lỏng được đùng để chế tạo các vật dụng như xoong, nồi, chảo…
(3) Tái chế nhôm phế liệu giúp tiết kiệm nguồn tài nguyên thiên nhiên, giảm thiểu sự khai thác quặng bauxite, làm giảm tác động tiêu cực đến môi trường.
(4) Do các sản phẩm từ nhôm tái chế có độ tinh khiết thấp, dễ lẫn các tạp chất kim loại nặng khác như chì, asen, cadimi… Vì vậy nhôm tái chế không được dùng để chế tạo dụng cụ y tế.
(5) Trong quá trình tái chế nhôm xảy ra quá trình khử ion Al3+ thành Al .
Có bao nhiêu nhận định đúng?
Câu trả lời tốt nhất
(1) Đúng, phế liệu khi thu gom sẽ được đập bẹp và nén, ép thành khối, sau đó cắt nhỏ và đưa vào lò nung chảy.
(2) Sai, xỉ lỏng là các tạp chất được vớt ra và xử lý riêng, không sử dụng ngay được.
(3) Đúng, tái chế vừa sử dụng được rác thải chứa nhôm, vừa giảm thiểu sự khai thác quặng bauxite, làm giảm tác động tiêu cực đến môi trường.
(4) Đúng, nhôm tái chế thường lẫn nhiều tạp chất, phải tinh chế trước khi sử dụng.
(5) Sai, không có phản ứng khử Al3+ trong quá trình tái chế nhôm.