Để lên men ethyl alcohol từ glucose, người ta sử dụng nấm men làm chất xúc tác. Thực hiện quá trình lên men ethyl alcohol trong phòng thí nghiệm từ 240 gam glucose. Kết quả thí nghiệm được biểu diễn trên đồ thị sau:
Kết quả nghiên cứu cho thấy:
• Tốc độ phản ứng tăng lên, dung dịch trở nên ấm hơn.
• Sau một thời gian, từ ngày thứ 10 phản ứng hầu như dừng lại dù trong dung dịch vẫn còn glucose.
a) Phản ứng lên men glucose xảy ra như sau: C6H12O6 → 2C2H5OH + 2CO2.
b) Trong quá trình lên men, ngoại trừ ethyl alcohol thì còn có thể tạo thành một số sản phẩm như CH3CHO, CH3COOH, CH3COOC2H5,…
c) Phản ứng sinh ra khí CO2, làm giảm khối lượng dung dịch; quá trình lên men là quá trình tỏa nhiệt.
d) Đến ngày thứ 10, trong dung dịch còn 60 gam glucose chưa lên men và hiệu suất lên men đến ngày thứ 10 là 80%.
Câu trả lời tốt nhất
(a) Đúng
(b) Đúng, một phần nhỏ alcohol bị O2 trong không khí oxi hóa thành CH3CHO, CH3COOH và có phản ứng ester hóa xảy ra tạo CH3COOC2H5.
(c) Đúng, có khí thoát ra nên khối lượng dung dịch giảm, phản ứng tỏa nhiệt vì dung dịch ấm lên.
(d) Sai, ngày thứ 10 thì nC2H5OH = 2
—> nC6H12O6 phản ứng = 1
mC6H12O6 chưa lên men = 240 – 1.180 = 60 gam
H = 1.180/240 = 75%