Hỗn hợp Q nặng 16,6 gam gồm Mg, oxit của kim loại A hóa trị 3 và của kim loại B hóa trị 2 được hòa tan bằng HCl dư thu được khí X bay lên và dung dịch Y. Dẫn X qua bột CuO đun nóng thu được 3,6 gam nước. Làm bay hơi hết nước của 1/2 dung dịch Y thu được 24,2 gam hỗn hợp muối khan. Đem điện phân 1/2 dung dịch Y đến khi khối lượng B tách hết ra ở cực âm thì ở cực dương thoát ra 0,71 gam khí Clo.
a. Xác định 2 kim loại A, B biết B không tan trong dung dịch HCl, MB > 2MA
b. Tính thành phần % khối lượng mỗi chất trong Q
c. Nêu tên và ứng dụng của hợp kim chứa chủ yếu 3 kim loại trên trong kĩ nghệ.
Câu trả lời tốt nhất
nMg = nH2 = nH2O = 0,2
nA2O3 = x
nBO = y
—> mQ = 0,2.24 + x(2A + 48) + y(B + 16) = 16,6 (1)
Y chứa MgCl2 (0,2), ACl3 (2x) và BCl2 (y)
—> m muối = 0,2.95 + 2x(A + 106,5) + y(B + 71) = 24,2.2 (2)
(2) – (1) —> 165x + 55y = 17,6 (3)
Khi điện phân một nửa Y:
nB = nCl2 = y/2 = 0,01 —> y = 0,02
(3) —> x = 0,1
Thế x, y vào (1) —> 0,1(2A + 48) + 0,02(B + 16) = 11,8
—> 10A + B = 334
Do MB > 2MA nên A = 27; B = 64 là nghiệm phù hợp duy nhất.
Vậy A là Al, B là Cu.
Q chứa Mg (0,2), Al2O3 (0,1) và CuO (0,02)
Hợp kim Mg-Cu-Al dùng để đúc pittong và nắp động cơ.