Đốt hoàn toàn 16,2 gam hỗn hợp X gồm 5 hidrocacbon, đều mạch hở ( có số liên kết pi không quá 3) cần 1,75 mol O2. Mặt khác 16,2 gam X phản ứng với 0,24 mol H2 sau một thời gian thu được hỗn hợp Y gồm các hidrocacbon có tỉ khối so với He bằng 6,95. Dẫn toàn bộ Y qua dung dịch AGNO3/NH3 dư thu được m gam kết tủa. Khí thoát ra (Z) có thể tích = 11,648 llit (đktc). Để làm no hoàn toàn Z cân dung dịch chứa 20,8 gam Br2. Nếu đốt hoàn toàn Z cần 1,5 mol O2. Tính m
Trong X đặt nC = a và nH = b
—> mX = 12a + b = 16,2
và nO2 = a + b/4 = 1,75
—> a = 1,15 và b = 2,4
mY = mX + mH2 = 16,68
MY = 27,8 —> nY = 0,6
Phần khí Z thoát ra có nZ = 0,52 và nBr2 = 0,13
—> k = nBr2/nZ = 0,25
—> Z có dạng CnH2n+1,5
CnH2n+1,5 + (1,5n + 0,375)O2 —> nCO2 + (n + 0,75)H2O
—> nO2 = 0,52(1,5n + 0,375) = 1,5
—> n = 87/52
—> nC(Z) = 0,87 và nH(Z) = 2,52
Phần bị AgNO3/NH3 giữ lại (Gọi là G) có:
nC(G) = nC(X) – nC(Z) = 0,28
nH(G) = nH(X) + 2nH2 – nH(Z) = 0,36
Tính đến đây là dừng vì không xác định được các chất trong G.