Hỗn hợp A gồm CH2=CH-CH3; CH2=CH-COOH; C3H5OH. Đốt cháy hoàn toàn V1 lít (đktc) hơi của hỗn hợp A, thu được 30,24 lít khí CO2(đktc). Mặt khác nếu trộn V1 lít A với 0,25 mol H2 rồi đun nóng với bột Ni làm xúc tác, sau một thời gian thu được hỗn hợp B. Tỉ khối hơi của B so với A bằng 1,25. Biết rằng 0,1 mol B phản ứng vừa đủ với V2 lít dung dịch Br2 0,2M. Tính V1, V2.
Dễ thấy các chất trong A đều có 3C
—> nA = nCO2/3 = 0,45 —> V1 = 10,08
Trộn A với H2 thu được A’ (0,7 mol)
MB/MA’ = 1,25; mA’ = mB —> nA’/nB = 1,25
nA’ = 0,7 —> nB = 0,56
—> nH2 pư = nA’ – nB = 0,14
Bảo toàn liên kết Pi:
0,45 – 0,14 = nBr2 —> nBr2 = 0,31
Vậy: 0,56 mol B phản ứng hết với 0,31 mol Br2
—> 0,1 mol B phản ứng hết với x mol Br2
—> x = 31/560
—> V = 31/112 lít