Dung dịch X chứa Fe2+ (0,25 mol), Cu2+, Cl- và NO3-. Dung dịch Y chứa Na+ (0,08 mol), H+ và Cl-. Cho dung dịch X vào dung dịch Y thu được dung dịch Z và 0,06 mol khí NO. Cho dung dịch AgNO3 đến dư vào dung dịch Z, thấy thoát ra 0,02 mol khí NO; đồng thời thu được 133,1 gam kết tủa. Nếu nhúng thanh Fe vào dung dịch X thì khối lượng thanh Fe tăng m gam. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn; NO là sản phẩm khử duy nhất của N+5 trong cả quá trình. Giá trị m là
A. 0,32 B. 0,40 C. 0,48 D. 0,24
Câu trả lời tốt nhất
Cho Ag+, NO3- dư vào Z thấy vẫn thoát ra NO chứng tỏ trong Z còn H+ và Fe2+ dư —> Trong Z không còn NO3-.
Bảo toàn N —> nNO3- = 0,06
Bảo toàn electron: nFe2+ = 3nNO tổng + nAg
—> nAg = 0,01
Từ m↓ = 133,1 gam —> nAgCl = 0,92
—> nCl- tổng = 0,92
nH+ = 4nNO tổng = 0,32. Bảo toàn điện tích cho Y —> nCl- (Y) = 0,4
—> nCl- (X) = 0,52
Bảo toàn điện tích cho X —> nCu2+ = 0,04
Khi nhúng thanh Fe vào X có nFe pư = nCu = nCu2+ = 0,04
—> Δm = mCu – mFe pư = 0,32
Thanh sắt tăng 0,32 gam.
tại sao biết là sau khi cho agno3 vào z thì h cộng hết, h cộng cũng có thể dư chứ ạ. Em cảm ơn ạ