Cho V lít (đktc) khí CO đi qua ống sứ đựng 5,8 gam sắt oxit nung đỏ, một thời gian thu được hỗn hợp khí A và chất rắn B. Cho B tác dụng hết với axit HNO3 loãng dư thu được dung dịch C và 0,784 lit (đktc) khí NO là sản phẩm khử duy nhất. Cô cạn dung dịch C thu được 18,15 gam muối sắt III khan. Nếu hoà tan hoàn toàn B bằng axit HCl dư thu được 0,672 lit khí (đktc) (xem quá trình sắt tác dụng với muối sắt III về muối sắt II không đáng kể).
1. Tìm công thức sắt oxit và phần trăm khối lượng các chất trong B.
2. Tìm V và phần trăm thể tích các khí trong hỗn hợp A, biết tỉ khối của A đối với hyđro là 17,2.
Câu trả lời tốt nhất
Oxit là FexOy:
nFe = nFe(NO3)3 = 0,075
—> nO = (5,8 – mFe)/16 = 0,1
—> x : y = nFe : nO = 0,075 : 0,1 = 3 : 4
—> Oxit là Fe3O4 (0,025 mol)
B với HCl:
Fe + 2HCl —> FeCl2 + H2
0,03………………………0,03
Fe3O4 + 4CO —> 3Fe + 4CO2
0,01…………………. 0,03…….0,04
—> nFe3O4 dư = 0,025 – 0,01 = 0,015
A chứa CO2 (0,04) và CO dư (a mol)
mA = 44.0,04 + 28a = 17,2.2(a + 0,04)
—> a = 0,06
A gồm CO2 (40%) và CO dư (60%)
nCO ban đầu = nA = 0,1 —> V = 2,24 lít