Bài tập Hóa 9 nâng cao (Phần 6)
⇒ File word đề thi, đáp án và giải chi tiết
Câu 1. Hòa tan 5,91 gam hỗn hợp NaCl và KBr vào 100ml dung dịch hỗn hợp Cu(NO3)2 0,1M và AgNO3 aM, thu được m gam kết tủa A và dung dịch B. Trong dung dịch B, nồng độ % của NaNO3 và KNO3 tương ứng theo tỉ lệ 3,4:3,03. Cho miếng kẽm vào dung dịch B, sau khi phản ứng xong lấy miếng kẽm ra khỏi dung dịch thấy khối lượng tăng 1,1225 gam. Tính m và a.
⇒ Xem giải
Câu 2. Hỗn hợp bột A gồm Fe và Mg có khối lượng 2,72 gam được chia thành 2 phần bằng nhau.
Phần 1: Cho vào 400 ml dung dịch CuSO4 a (M) chờ cho phản ứng xong thu được 1,84 gam chất rắn B và dung dịch C. Cho dung dịch NaOH dư vào dung dịch C thu được kết tủa. Sấy nung kết tủa trong không khí đến khối lượng không đổi cân được 1,2 gam chất rắn D. Tính thành phần phần trăm theo khối lượng của mỗi kim loại trong hỗn hợp A và trị số a?
Phần 2: Cho tác dụng với V (ml) dung dịch AgNO3 0,1M. Sau khi phản ứng xong thu được chất rắn E có khối lượng 3,36 gam. Tính thành phần phần trăm theo khối lượng các chất trong chất rắn E? Tính V?
⇒ Xem giải
Câu 3. Cho m1 gam bột sắt vào dung dịch A chứa đồng thời AgNO3, Cu(NO3)2, khuấy đều cho phản ứng kết thúc thu được m2 gam hỗn hợp rắn B và dung dịch C. Cho dung dịch C (có chứa Cu(NO3)2 dư 1/3) tác dụng với lượng dư dung dịch xút tạo ra a gam kết tủa D, lọc lấy D đem nung trong không khí cho đến khi khối lượng không đổi thì được b gam chất rắn E. Hòa tan hết B trong dung dịch HNO3 loãng thu được V lit khí đo ở đktc.
a) Hãy lập biểu thức tính giá trị m1 và m2 theo a và b
b) Cho a = 7,36 gam; b = 6,4 gam. Tính giá trị m1, m2 và V
⇒ Xem giải
Câu 4. Hỗn hợp A gồm hai hidrocacbon mạch hở: CnH2n (n>2) và CmH2m-2 (m>2)
1. Tính thành phần phần trăm theo số mol mỗi chất trong hỗn hợp A, biết rằng 100 ml hỗn hợp này phản ứng tối đa với 160 ml H2. Các khí đo ở cùng điều kiện về nhiệt độ và áp suất.
2. Nếu đem đốt cháy hoàn toàn một lượng hỗn hợp A rồi hấp thụ toàn bộ sản phẩm cháy bằng nước vôi trong, thu được 50 gam kết tủa và một dung dịch có khối lượng giảm 9,12 gam so với dung dịch nước vôi trong ban đầu và khi thêm vào dung dịch này một lượng dung dịch NaOH dư lại thu được thêm 10 gam kết tủa nữa. Tìm công thức phân tử và viết công thức cấu tạo của hai hidrocacbon trong hỗn hợp A.
⇒ Xem giải
Câu 5. Cho hỗn hợp Mg, Al vào dung dịch chứa 2 muối CuSO4 và FeSO4. Phản ứng xảy ra hoàn toàn
Trường hợp 1: sau phản ứng thu được dung dịch A chỉ chứa một muối và chất rắn B
Trường hợp 2: sau phản ứng thu được dung dịch X và chất rắn Y chỉ chứa một kim loại
Xác định thành phần từng chất trong A, B, X, Y và viết các phương trình hóa học của các phản ứng xảy ra
⇒ Xem giải
Câu 6. Hòa tan hoàn toàn 11,0 gam hỗn hợp gồm 2 kim loại Al và Fe bằng 500ml dung dịch HCl a mol/lít (lấy dư 20%), thu được 8,96 lít khí H2 (dktc). Mặt khác cho 11,0 gam hỗn hợp kim loại ban đầu vào 200ml dung dịch hỗn hợp gồm Cu(NO3)2 b mol/lít và AgNO3 c mol/lít. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được 48,0 gam chất rắn R, cho R vào dung dịch HCl dư thấy bay ra 1,12 lít khí (dktc)
Nêu hiện tượng và xác định a, b, c
⇒ Xem giải
Câu 7. Chia 1,5 gam hỗn hợp X gồm các kim loại Al, Fe, Cu thành 2 phần bằng nhau:
Phần 1: Cho tác dụng với dung dịch HCl dư, đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được 448 ml khí (dktc) và 0,2 gam chất rắn
Phần 2: Cho tác dụng với 400 ml dung dịch có chứa 2 muối AgNO3 0,08M và Cu(NO3)2 0,5M. Khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được hỗn hợp chất rắn A, dung dịch B.
a) Hãy xác định khối lượng của mỗi kim loại trong hỗn hợp X
b) Hãy xác định thành phần và khối lượng mỗi chất trong hỗn hợp chất rắn A
c) Tính nồng độ mol của các chất có trong dung dịch B. Giả sử thể tích dung dịch xem như không thay đổi trong quá trình phản ứng
⇒ Xem giải
Câu 8. Nung 24 gam hỗn hợp A gồm Al, Mg, S trong điều kiện không có không khí, sau một thời gian thu được hỗn hợp B, nếu thêm 2,4 gam Mg vào B thì thu được hỗn hợp mới trong đó hàm lượng Mg là 10%. Chia hỗn hợp B thành 2 phần bằng nhau: phần 1 đem hòa tan trong dung dịch H2SO4 loãng dư thấy còn 0,48 gam đơn chất không tan. Đốt cháy hoàn phần 2 bằng lượng không khí vừa đủ thu được chất rắn D và hỗn hợp khí X trong đó N2 chiếm 85,8044% về thể tích. Cho hỗn hợp khí X đi qua dung dịch NaOH dư thấy thể tích khí giảm 5,04 lít(đktc).
a) Cho biết trong D, X có chứa những chất nào?
b) Tính thể tích không khí đã dùng (đktc). Biết trong không khí O2 chiếm 20% về thể tích, còn lại là N2.
c) Tìm khối lượng các chất có trong hỗn hợp B.
⇒ Xem giải
Câu 9. Cho 10,72g hỗn hợp Fe và Cu tác dụng với 500ml dung dịch AgNO3. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được dung dịch A và 35,84g chất rắn B
a) Chứng minh B không phải hoàn toàn là Ag
b) Cho dung dịch A tác dụng với dung dịch NaOH dư, lọc kết tủa đem nung ngoài không khí đến khối lượng không đổi thu được 12,8g chất rắn. Tính phần trăm về khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp đầu và nồng độ mol của dung dịch AgNO3
⇒ Xem giải
Câu 10. Cho 15,35 gam hỗn hợp bột gồm Zn và Fe vào 400ml dung dịch CuSO4 nồng độ a mol/l. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được dung dịch X chứa 2 muối và 15,6 gam chất rắn Y. Hòa tan hoàn toàn Y bằng lượng dư dung dịch H2SO4 đặc, nóng thu được 6,16 lít SO2 (sản phẩm khử duy nhất, dktc)
a) Tính phần trăm về khối lượng của mỗi kim loại trong hỗn hợp ban đầu
b) Tính giá trị của a
⇒ Xem giải
Câu 11. Cho 1,96 gam bột Fe vào 50 ml dung dịch chứa AgNO3, Cu(NO3)2, sau một thời gian được chất rắn A và dung dịch B. Cho A tác dụng với dung dịch HCl dư thấy thoát ra 112 ml H2 (đktc) và còn 3,44 gam chất rắn gồm 2 kim loại. Cho dung dịch NaOH dư vào dung dịch B, sau khi kết thúc phản ứng thu được kết tủa D. Lọc tách lấy D nung trong không khí đến khối lượng không đổi thu được 3,2 gam hỗn hợp 2 oxit.
Tính nồng độ mol các muối trong dung dịch ban đầu
⇒ Xem giải
Câu 12. Cho hỗn hợp khí A gồm CH4, C2H4 và H2 trong đó số mol CH4 và C2H4 bằng nhau. Khối lượng 1 mol hỗn hợp A là 18 gam. Dẫn 22,4 lit A đi chậm qua ống đựng chất xúc tác Ni đun nóng, nó biến thành hỗn hợp khí B chiếm thể tích 17,92 lit.
Hỏi để đốt cháy hoàn toàn B cần dùng ít nhất bao nhiêu lit khí oxi. Biết rằng các phản ứng đều xảy ra hoàn toàn, các thể tích khí đo ở đktc.
⇒ Xem giải
Câu 13. Hòa tan 79,92 gam hợp chất X là tinh thể muối sunfat ngậm nước của kim loại R (chỉ có một hóa trị duy nhất) vào nước rồi chia dung dịch thành ba phần bằng nhau. Thổi khí NH3 dư vào phần một, lấy kết tủa nung đến khối lượng không đổi, thu được 4,08 gam chất rắn là hợp chất của R. Thêm lượng dư dung dịch Ba(NO3)2 vào phần hai, được 27,96 gam kết tủa.
a) Tìm công thức của X
b) Cho 250 ml dung dịch KOH vào phần ba, tạo ra 2,34 gam kết tủa. Tính nồng độ mol của dung dịch KOH
⇒ Xem giải
Câu 14. Hỗn hợp X gồm FeCl3 và CuCl2 đem hòa tan trong nước được dung dịch X. Chia X thành 2 phần bằng nhau. Phần 1 cho tác dụng với 0,5 lít dung dịch AgNO3 0,5M tạo ra 31,57 gam kết tủa và dung dịch B. Phần 2 cho tác dụng với một lượng dung dịch NaOH 0,4M vừa đủ để kết tủa hết 2 hiđroxit. Kết tủa đem nung đến khối lượng không đổi tạo ra chất rắn nặng 7,2 gam.
a) Viết phương trình hóa học của các phản ứng xảy ra. Trong dung dịch B có chứa muối clorua không?
b) Tính khối lượng FeCl3, CuCl2 trong hỗn hợp X và thể tích dung dịch NaOH đã dùng
⇒ Xem giải
Câu 15. Hỗn hợp X gồm Mg và Fe. Chia X thành 2 phần:
Phần 1: có khối lượng m gam tan trong 100g dung dịch HCl 29,2%. Sau phản ứng thu được dung dịch Y có khối lượng (m + 99,4) gam và V lít khí (đktc).
Phần 2: chứa 0,45 mol hỗn hợp 2 kim loại, tác dụng vừa đủ với 13,44 lít khí Cl2 (đktc).
a. Viết các phương trình hóa học của các phản ứng xảy ra
b. Tính khối lượng của mỗi chất trong hỗn hợp X ban đầu
c. Tính C% khối lượng các chất trong dung dịch Y
⇒ Xem giải
Câu 16. Hòa tan hoàn toàn hỗn hợp X gồm Mg và kim loại R trong dung dịch HCl 18,25% thu được khí H2 và dung dịch Y chỉ chứa hai chất tan là RCl2 có nồng độ 19,10% và MgCl2 có nồng độ 7,14%. Xác định kim loại R.
⇒ Xem giải
Câu 17. Hòa tan hết 76,1g hỗn hợp gồm Zn và Na2CO3 vào 1100ml dung dịch HNO3 2M (vừa đủ) thu được dung dịch A và hỗn hợp gồm 2 khí: P và Q (khí Q là sản phẩm khử duy nhất). Biết khối lượng mol phân tử khí P bằng khối lượng mol phân tử khí Q.
1. Viết PTHH của các phản ứng
2. Tính khối lượng các chất trong hỗn hợp rắn ban đầu
3. Cô cạn dung dịch A và nung đến khối lượng không đổi thu được rắn B. Tính khối lượng rắn B
⇒ Xem giải
Câu 18. Hòa tan hoàn toàn 2,15 g một hỗn hợp kim loại kiềm A và kim loại B (thuộc nhóm nguyên tố nằm cạnh nhóm kim loại kiềm trong bảng tuần hoàn) vào nước dư thu được 0,448 lít khí H2 (ở dktc) và dung dịch C
a) Tính thể tích dung dịch HCl 0,1M cần dùng để trung hòa vừa đủ một nửa dung dịch C
b) Cho dung dịch Na2CO3 dư vào một nửa dung dịch C, lọc lấy kết tủa rồi hòa tan hết lượng kết tủa bằng dung dịch HCl dư thì thu được 0,112 lít khí (ở dktc)
Xác định tên các kim loại A, B
⇒ Xem giải
Câu 19. Hỗn hợp X gồm ba hidrocacbon mạch hở, có tỉ khối hơi so với H2 là 21,2. Đốt cháy hoàn toàn 4,24 gam X, thu được 6,72 lít khí CO2 (đktc). Khi cho 2,12 gam hơi X vào bình kín dung tích 500 ml (có xúc tác Ni với thể tích không đáng kể), áp suất bình là p, ở 0°C. Cho khí H2 vào bình, áp suất bình là 2p, ở 0°C. Nung nóng bình, áp suất giảm dần đến giá trị thấp nhất là p1, 0°C. Lúc này trong bình chỉ chứa hai khí không làm mất màu dung dịch nước brom. Biết rằng trong X, hidrocacbon có phân tử khối nhỏ nhất chiếm 20% thể tích của hỗn hợp.
- Xác định công thức phân tử và thành phần % thể tích các chất trong X.
- Tính giá trị của p, p1.
⇒ Xem giải
Câu 20. Cho 27,4 gam kim loại Bari vào 500 gam dung dịch hỗn hợp (NH4)2SO4 1,32% và CuSO4 2%. Sau khi kết thúc phản ứng thu được khí A, kết tủa B và dung dịch C.
a) Tính thể tích khí A (dktc)
b) Lấy kết tủa B rửa sạch đem nung ở nhiệt độ cao đến khi khối lượng không đổi thì thu được bao nhiêu gam chất rắn?
c) Tính nồng độ phần trăm chất tan có trong dung dịch C
d) Để trung hòa hoàn toàn dung dịch C người ta dùng hết V lít dung dịch hỗn hợp HCl 0,5M và H2SO4 0,25M. Tính V
⇒ Xem giải
Câu 21. Hỗn hợp A gồm C2H6, C2H2, C2H4. Nếu lấy toàn bộ lượng C2H2 có trong 5,96 gam hỗn hợp A đem trùng hợp có xúc tác cacbon ở 600 độ C thu được 1,56 gam benzen. Mặt khác 9,408 lít hỗn hợp A ở đktc tác dụng vừa đủ 170ml dung dịch Br2 2M. Tính khối lượng mỗi chất trong hỗn hợp A
⇒ Xem giải
Câu 22. Hỗn hợp khí X gồm một ankin M và H2 có tỉ lệ mol tương ứng 2:3. Nung 0,75 mol hỗn hợp X một thời gian xúc tác Ni thu được hỗn hợp Y có tỉ khối so với với H2 bằng 21,375. Dẫn hỗn hợp Y qua dung dịch brom dư, sau phản ứng hoàn toàn, khối lượng brom tham gia phản ứng là 40 gam. Tìm công thức phân tử của M
⇒ Xem giải
Câu 23. Hòa tan hoàn toàn m gam kim loại kiềm R vào 100ml dung dịch HCl nồng độ a mol/l thu được 2,24 lít (dktc) và dung dịch A. Cô cạn dung dịch A thu được 9,85 gam chất rắn khan. Xác định kim loại R và giá trị của a
⇒ Xem giải
Câu 24. Cho 7,22 gam hỗn hợp A gồm Fe và kim loại M có hóa trị không đổi. Chia hỗn hợp A làm 2 phần bằng nhau.
+ Hòa tan hoàn toàn phần 1 vào dung dịch HCl thu được 2,128 lít H2 (dktc)
+ Hòa tan hết phần 2 vào dung dịch HNO3 thu được 1,792 lít NO duy nhất (dktc)
a) Xác định kim loại M và % khối lượng mỗi kim loại có trong A
b) Cho 3,61 gam hỗn hợp A tác dụng với 100 ml dung dịch B chứa Cu(NO3)2 và AgNO3, sau phản ứng thu được dung dịch B1 và 8,12 gam chất rắn B2 gồm 3 kim loại. Cho chất rắn B2 tác dụng với dung dịch HCl dư thu được 0,672 lít H2 (dktc). Tính nồng độ mol của Cu(NO3)2 và AgNO3 trong dung dịch B (biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn)
c) Tính thể tích khí SO2 (dktc) sinh ra tối thiểu khi dùng dung dịch H2SO4 đặc đun nóng để hòa tan hoàn toàn 3,61 gam hỗn hợp A
⇒ Xem giải
Câu 25.Hỗn hợp hai kim loại kiềm kế tiếp nhau cho tác dụng với HCl vừa đủ rồi cô cạn thì được m1 gam muối khan. Cùng lượng hỗn hợp hai kim loại kiềm đó tác dụng với H2SO4 vừa đủ rồi cô cạn thu được m2 gam muối khan
– Tính tổng số mol hai kim loại kiềm theo m1, m2.
– Nếu m2 = 1,1807m1 thì hai kim loại kiểm là những nguyên tố nào?
– Với m1 + m2 = 90,5 gam. Tính khối lượng hỗn hợp hai kim loại kiềm ban đầu.
⇒ Xem giải
Câu 26. Hỗn hợp Q nặng 16,6 gam gồm Mg, oxit của kim loại A hóa trị 3 và của kim loại B hóa trị 2 được hòa tan bằng HCl dư thu được khí X bay lên và dung dịch Y. Dẫn X qua bột CuO đun nóng thu được 3,6 gam nước. Làm bay hơi hết nước của 1/2 dung dịch Y thu được 24,2 gam hỗn hợp muối khan. Đem điện phân 1/2 dung dịch Y đến khi khối lượng B tách hết ra ở cực âm thì ở cực dương thoát ra 0,71 gam khí Clo.
a. Xác định 2 kim loại A, B biết B không tan trong dung dịch HCl, MB > 2MA
b. Tính thành phần % khối lượng mỗi chất trong Q
c. Nêu tên và ứng dụng của hợp kim chứa chủ yếu 3 kim loại trên trong kĩ nghệ.
⇒ Xem giải
Câu 27. Cho m gam hỗn hợp gồm bari và hai kim loại kiềm thuộc hai chu kì kế tiếp tác dụng với 200 ml dung dịch chứa H2SO4 1M và HCl 1M, thu được 0,325 mol H2 và 62,7 gam chất rắn khan khi làm bay hơi hết nước. Nếu cho m gam hỗn hợp trên vào nước dư, thu được dung dịch Y, nếu cho 0,195 mol Na2SO4 vào Y thấy còn dư Ba2+, nhưng nếu cho 0,205 mol Na2SO4 vào Y thì SO42- còn dư. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Xác định hai kim loại kiềm.
⇒ Xem giải
Câu 28. Dẫn hỗn hợp khí A gồm 1 hidrocacbon no và 1 hidrocacbon không no vào bình đựng nước Brom, chứa 10 gam Brom. Sau phản ứng thấy khối lượng bình tăng lên 1,75 gam và dung dịch X. Đồng thời khí bay ra khỏi bình có khối lượng 3,65 gam.
a. Đốt cháy hoàn toàn lượng khí bay ra khỏi bình thu được 10,78 gam CO2. Xác định công thức phân tử của các hidrocacbon trên, và tính tỉ khối của hỗn hợp A so với H2.
b. Cho một lượng vừa đủ nước vôi trong vào dung dịch X, đun nóng, sau đó thêm tiếp 1 lượng dư dung dịch AgNO3. Tính số gam kết tủa tạo thành.
⇒ Xem giải
Câu 29. Hỗn hợp gồm oxit và muối cacbonat của 1 kim loại kiềm nặng 23 gam được hòa tan hoàn toàn bằng H2SO4 dư thoát ra V lít khí CO2 ở đktc và còn thu được dung dịch X, nếu thêm BaCl2 dư vào X thì tách ra 69,9 gam kết tủa trắng. Tìm V và tìm kim loại kiềm trên
⇒ Xem giải
Câu 30. Nung m gam hỗn hợp bột nhôm và oxit sắt từ thu được hỗn hợp chất rắn X. Cho X vào V ml dung dịch NaOH 2M (dư) đun nhẹ thu được 336ml khí (đktc) và 2,52 gam chất rắn không tan. Tính V và m biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn.
⇒ Xem giải
Bình luận