Bài tập Peptit (Phần 4)
⇒ File word đề thi, đáp án và giải chi tiết
Câu 1. Thủy phân hoàn toàn một hỗn hợp X gồm 3 peptit có số liên kết peptit lần lượt là 9; 3; 4 bằng dung dịch NaOH dư (dư 20% so với lượng phản ứng), thu được hỗn hợp Y gồm muối natri của Ala (a gam) và Gly (b gam) cùng NaOH dư, cho vào Y từ từ đến dư dung dịch HCl 3M thì thấy HCl phản ứng tối đa hết 2,31 lít. Mặt khác, đốt cháy hoàn toàn 40,27 gam hỗn hợp X cần vừa đủ 34,44 lít O2 (đktc), thu được hỗn hợp khí và hơi, trong đó mCO2 – mH2O = 37,27. Tỉ lệ a : b gần nhất với
A. 0,181 B. 0,174 C. 0,530 D. 0,188
⇒ Xem giải
Câu 2. Đốt cháy x mol peptit X hoặc y mol peptit Y hoặc z mol peptit Z đều thu được CO2 có số mol nhiều hơn H2O là 0,075 mol. Đun nóng 96,6 gam E chứa X (x mol), Y (y mol) và Z (z mol) cần dùng dung dịch chứa 1 mol NaOH, thu được dung dịch chứa muối Gly và Val. Biết rằng X, Y, Z mạch hở, có khối lượng phân tử tăng dần. Số nguyên tử H trong peptit Z là:
A. 23 B. 35 C. 41 D. 29
⇒ Xem giải
Câu 3. Đốt cháy hoàn toàn x mol peptit X hoặc y mol peptit Y cũng như z mol peptit Z đều thu được CO2 có số mol nhiều hơn số mol của H2O là 0,075 mol. Để phản ứng hết 64,4 gam E chứa X (x mol), Y (y mol) và Z (z mol) được tạo bởi glyxin và alanin cần dùng 625 ml dung dịch KOH 1,6M. Biết rằng X, Y, Z đều mạch hở, có khối lượng phân tử tăng dần. Phần trăm khối lượng của Z có trong hỗn hợp E là.
A. 27,4% B. 25,7% C. 23,1% D. 24,8%
⇒ Xem giải
Câu 4. Thuỷ phân không hoàn toàn m gam một nonapeptit mạch hở cấu tạo từ Alanin và Valin thu được hỗn hợp X gồm 131,04 gam Valin; 14,24 gam Alanin; 30,08 gam Val–Ala; peptit mạch hở A; peptit mạch hở B. Tổng khối lượng peptit A và peptit B trong hỗn hợp X là 342,72 gam; tỉ lệ số mol A:B=1:3; tổng số liên kết peptit trong A và B là 10; A,B đều cấu tạo từ Alanin và Valin. Đốt 1/10 hỗn hợp X cần 65,5872 lít O2 (đktc) thu được 6,4512 lít N2 (đktc). Đốt hỗn hợp gồm 0,025m gam A và 0,025m gam B cần V lít O2 (đktc). V gần nhất với :
A. 30,5 B. 31,0 C. 31,5 D. 32,0
⇒ Xem giải
Câu 5. Peptit X và peptit Y có tổng liên kết peptit bằng 8. Thủy phân hoàn toàn X cũng như Y đều thu được Gly và Val. Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp E chứa X và Y có tỉ lệ mol tương ứng 1:3 cần dùng 22,176 lit O2 (đktc). Sản phẩm cháy gồm CO2, H2O và N2. Dẫn toàn bộ sản phẩm cháy qua bình đựng dung dịch Ca(OH)2 dư thấy khối lượng bình tăng 46,48 gam, khí thoát ra khỏi bình có thể tích 2,464 lit (đktc). Đốt hỗn hợp F gồm 0,15 mol X và 0,05 mol Y cần V lít O2 (đktc). Giá trị của V gần với giá trị là
A. 89 B. 88 C. 90 D. 91
⇒ Xem giải
Câu 6. Hỗn hợp X gồm 4 peptit mạch hở Ala-Gly-Ala, Gly-Ala-Gly, Ala-Ala-Ala và Ala-Glu trong đó oxi chiếm 33,05% khối lượng hỗn hợp. Đốt a mol hỗn hợp X thu được b mol CO2 và c mol H2O với b – c = 0,75a. Đốt m gam hỗn hợp X cần 17,7072 lít oxi (đktc). Giá trị của m là
A. 19,125 B. 17,268 C. 16,842 D. 18,299
⇒ Xem giải
Câu 7. Đốt cháy hoàn toàn a mol 1 peptit X tạo thành từ aminoaxit mạch hở (1 nhóm COOH và 1 nhóm NH2) thu được b mol CO2; c mol H2O; d mol N2 (biết b – c = a).Thủy phân hoàn toàn 0,2 mol X bằng dung dịch NaOH (lấy dư gấp đôi so với lượng cần thiết) rồi cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được chất rắn có khối lượng tăng m gam so với peptit ban đầu. Giá trị m là?
A. 60,4 B. 60,6 C. 54,5 D. 60
⇒ Xem giải
Câu 8. X, Y (MX < MY) là hai peptit mạch hở, có cùng số nguyên tử cacbon và có tổng số liên kết peptit trong X, Y bằng 11. Thủy phân hoàn toàn 0,1 mol hỗn hợp E chứa X, Y cần dùng 640 ml dung dịch NaOH 1M, cô cạn dung dịch sau phản ứng, thu được hỗn hợp gồm hai muối của glyxin và alanin. Đốt cháy toàn bộ lượng muối cần dùng 1,92 mol O2, thu được Na2CO3 và hỗn hợp Z gồm CO2, H2O và N2. Phần trăm khối lượng của X trong E là.
A. 58,37% B. 42,86% C. 48,64% D. 54,56%
⇒ Xem giải
Câu 9. Thủy phân hết 0,1 mol hỗn hợp X gồm các peptit được tạo từ glyxin và alanin bằng một lượng dung dịch NaOH vừa đủ thu được dung dịch Y. Cô cạn dung dịch Y rồi đốt cháy hết lượng muối thu được Na2CO3 và hỗn hợp khí Z gồm CO2, H2O và N2. Cho toàn bộ Z đi qua bình đựng dung dịch Ca(OH)2 dư thu được 59 gam kết tủa và 3,36 lít (đktc) một khí duy nhất thoát ra khỏi bình. Các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Khối lượng của 0,1 mol hỗn hợp X là
A. 22,18 gam. B. 19,06 gam. C. 18,69 gam. D. 20,86 gam.
⇒ Xem giải
Câu 10. Đốt cháy hết 26,16 gam E chứa đồng thời 3 peptit đều mạch hở cần dùng 1,26 mol O2 thu được hỗn hợp gồm N2, CO2, H2O trong đó mCO2 – mH2O = 28,32. Nếu đun nóng 0,12 mol E với dung dịch NaOH vừa đủ được 3a mol muối của Gly, 2a mol muối của Ala và b mol muối của Val. Giá trị a : b là
A. 1 : 2 B. 1 : 1 C. 2 : 1 D. 2 : 3
⇒ Xem giải
Câu 11. Hỗn hợp E chứa hai peptit gồm tripeptit X và pentapeptit Y, đều được tạo thành từ α-amino axit no, mạch hở chỉ chứa một nhóm –NH2 và một nhóm –COOH. Cho 0,1 mol E tác dụng với 200 ml dung dịch HCl 1M thu được dung dịch Z, dung dịch Z tác dụng vừa đủ với 620 ml dung dịch NaOH 1M. Mặt khác đốt cháy 13,15 gam E trong lượng O2 vừa đủ, lấy sản phẩm tạo thành sục vào dung dịch NaOH dư, thấy thu được 2,352 lít khí thoát ra khỏi bình (đktc). Amino axit tạo thành X và Y là:
A. Gly và Ala B. Gly C. Ala D. Gly và Val
⇒ Xem giải
Câu 12. Thủy phân hoàn toàn m gam peptit Gly-Tyr-Ala trong 8,5m gam KOH a% thu được dung dịch X chứa 4 chất tan có số mol bằng nhau. Chất có phân tử khối lớn nhất trong X có nồng độ là b%. Giá trị (a + b) gần nhất với
A. 19,5 B. 16 C. 19,7 D. 20
⇒ Xem giải
Câu 13. Hỗn hợp T gồm P, Q (MP < MQ) là hai α-amino axit thuộc cùng dãy đồng đẳng với glyxin. Lấy lần lượt 16x mol ; 12x mol và 10x mol T để tạo ra các peptit tương ứng là X ; Y; Z. Biết X, Y, Z mạch hở và đều chứa cả 2 gốc amino axit. Cho hỗn hợp H gồm X, Y, Z với khối lượng như trên tác dụng vừa đủ với dung dịch NaOH, cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được 47,5g hai muối khan (số mol của hai muối bằng nhau). Đốt cháy hết lượng nuối khan trong oxi, thu được 27,36g H2O. Biết số mol X bằng 4/7 lần số mol hỗn hợp H ; số nguyên tử nitơ trong X không quá 6 và tổng số nguyên tử nitơ của ba peptit bằng 20. Phần trăm khối lượng của Z có giá trị gần nhất với
A. 21% B. 25% C. 26% D. 22%
⇒ Xem giải
Câu 14. Đốt cháy một lượng peptit X được tạo bởi từ một loại α-aminoaxit no chứa 1 nhóm –NH2 và 1 nhóm –COOH cần dùng 0,675 mol O2, thu được N2, H2O và 0,5 mol CO2. Đun nóng m gam hỗn hợp T chứa 3 peptit X, Y, Z đều mạch hở có tỉ lệ mol tương ứng 1 : 4 : 2 với 450 ml dung dịch NaOH 1M (vừa đủ), cô cạn dung dịch sau phản ứng, thu được 48,27 gam hỗn hợp chỉ chứa 2 muối. Biết tổng số liên kết peptit trong T là 16. Giá trị của m là
A. 30,63. B. 36,03. C. 32,12. D. 31,53.
⇒ Xem giải
Câu 15. Hỗn hợp X gồm 3 peptit mạch hở có cùng số nguyên tử cacbon và không là đồng phân của nhau. Thủy phân hoàn toàn 0,12 mol X cần dùng dung dịch NaOH 16% thu được 128,88 gam dung dịch Y. Cô cạn Y thu được 42,72 gam hỗn hợp gồm ba muối của glyxin, alanin, valin. Giả sử nước bay hơi không đáng kể. Phần trăm khối lượng peptit có khối lượng phân tử lớn nhất trong hỗn hợp X là
A. 36,01 B. 47,99 C. 41,83 D. 31,99
⇒ Xem giải
Câu 16. Thủy phân hoàn 28,13 gam hỗn hợp E chứa 3 peptit X, Y, Z đều mạch hở cần dùng 185 gam dung dịch NaOH 8%. Cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được hơi nước có khối lượng 172,9 gam và phần rắn Y gồm ba muối của glyxin, alanin, valin. Nếu đốt cháy X hoặc Y cũng như Z với số mol bằng nhau đều thu được CO2 như nhau. Phần trăm khối lượng muối của alanin trong rắn Y là:
A. 22,1% B. 24,2% C. 19,3% D. 26,7%
⇒ Xem giải
Câu 17. Hỗn hợp E chứa ba peptit mạch hở được tạo bởi từ glyxin, alanin, valin trong đó có hai peptit có cùng số nguyên tử cacbon, tổng số nguyên tử oxi của ba peptit là 10. Thủy phân hoàn toàn 23,06 gam E với 400ml NaOH 1M, cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được, lấy phần rắn đem đốt cháy cần 0,87 mol O2 thu được Na2CO3 và 1,5 mol hỗn hợp T gồm CO2, H2O, N2. Phần trăm khối lượng peptit có khối lượng nhỏ nhất là
A. 57,24% B. 56,98% C. 65,05% D. 45,79%
⇒ Xem giải
Câu 18. E là hỗn hợp gồm 3 peptit X, Y, Z. Thủy phân hoàn toàn 18,6 gam E cần vừa đủ 225 ml dung dịch KOH 1M. Cô cạn cẩn thận dung dịch sau phản ứng thu được m gam hỗn hợp M gồm 3 muối kali của Gly, Ala , Lys với số mol tương ứng là x, y, z. Nếu đốt cháy hoàn toàn một lượng E thấy số mol CO2 và nước thu được là như nhau. Mặt khác, nếu đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp gồm a mol muối kali của Gly và b mol muối kali của Ala (a.y =b.x) được 99 gam CO2 và 49,5 gam nước. Phần trăm khối lượng muối của Gly trong M gần nhất với giá trị nào sau đây
A. 19. B. 27 C. 26. D. 9
⇒ Xem giải
Câu 19. Hỗn hợp E chứa peptit X và peptit Y có tổng số liên kết peptit là 6 và có tỉ lệ mol tương ứng là 3 : 2. Thủy phân hoàn toàn 0,25 mol hỗn hợp E trong môi trường axit thu được 26,25 gam glyxin; 22,25 gam alanin; 40,95 gam valin. Mặt khác đốt cháy hoàn toàn 48,12 gam Y cần dùng 58,464 lít O2 (đktc) thu được 89,76 gam CO2. Số đồng phân cấu tạo của X là.
A. 2 B. 6 C. 3 D. 4
⇒ Xem giải
Câu 20. Cho X là một peptit chứa 3 liên kết peptit trong phân tử. Thủy phân hoàn toàn 0,2 mol X bằng dung dịch NaOH (lấy dư gấp đôi so với lượng cần thiết) rồi cô cạn dung dịch sau phản ứng thì thu được chất rắn có khối lượng tăng m gam so với peptit ban đầu. Giá trị của m là:
A. 60,4 B. 76,4 C. 30,2 D. 38,2
⇒ Xem giải
Câu 21. Hỗn hợp X gồm hai peptit mạch hở có cùng số nguyên tử cacbon và một este no đơn chức mạch hở tạo bởi axit cacboxylic và ancol. Đun nóng 29,34 gam X với dung dịch NaOH thu được ancol etylic và hỗn hợp Y gồm 3 muối (trong đó có 2 muối của 2 α – amino axit có dạng H2N-CxHy-COOH). Đốt cháy toàn bộ Y cần dùng 0,93 mol O2 thu được CO2, H2O, 0,12 mol N2 và 0,195 mol Na2CO3. Phần trăm khối lượng peptit có phân tử khối nhỏ trong X là bao nhiêu?
⇒ Xem giải
Câu 22. Hỗn hợp T gồm 3 peptit mạch hở (Ala)3(Val)5 (X), peptit (Y) cấu tạo từ alanin và valin, peptit Z được cấu tạo từ gly và ala (Z có số mắt xích của Gly nhiều hơn Ala). Tổng số liên kết peptit X, Y, Z là 22 và tỉ lệ số mol X : Y : Z = 1 : 2 : 1. Đốt 21,56 gam hỗn hợp T cần 1,23 mol O2. Hấp thụ toàn bộ sản phẩm cháy vào dung dịch chứa 1 mol KOH và 0,08 mol K2CO3 thu được dung dịch A chỉ chứa muối. Cho dung dịch A tác dụng với dung dịch BaCl2 dư thu được 25,216 gam kết tủa. Phần trăm khối lượng peptit (Z) trong T là
A. 23,96% B. 21,26% C. 20,34% D. 22,14%
⇒ Xem giải
Câu 23. Hỗn hợp R gồm hai peptit X, Y có số liên kết peptit liên tiếp nhau, đều mạch hở và tạo nên từ glyxin, valin, alanin. Đốt cháy hoàn toàn 65,99 gam R thu được hiệu số mol CO2 và H2O là 0,225 mol. Mặt khác hoà tan hoàn toàn hỗn hợp R trong 900ml dung dịch NaOH 1M, sau phản ứng hoàn toàn cô cạn thu được chất rắn T (có số mol của muối glixin bằng số mol muối valin), đốt cháy hoàn toàn T thu được tổng mol CO2 và H2O là 5,085. Phần trăm khối lượng của peptit có số mol ít hơn trong R
A. 53,19% B. 42,54% C. 47,64% D. 46,92%
⇒ Xem giải
Câu 24. X, Y, Z là ba peptit mạch hở (X, Y là đồng phân của nhau) đều tạo từ Gly và Ala. Đốt cháy hoàn toàn 56,96 gam hỗn hợp E chứa X, Y, Z với tỉ lệ mol tương ứng là 4:3:2 cần vừa đủ 59,808 lít O2 (đktc). Mặt khác, đun nóng toàn bộ lượng E trên trong dung dịch NaOH vừa đủ thu được 85,72 gam hỗn hợp muối. Biết rằng các peptit trong E đều không có quá 12 mắt xích trong phân tử. Phần trăm khối lượng của Y trong E gần nhất với giá trị nào?
A. 30,3% B. 40,4% C. 20,2% D. 50,5%
⇒ Xem giải
Câu 25. Hỗn hợp X gồm ba peptit mạch hở có tổng số nguyên tử oxi bằng 13, trong đó tỉ lệ mO:mN=26:19. Đốt cháy hoàn toàn 46,3 gam X bằng lượng oxi vừa đủ thu được 3,23 mol hỗn hợp gồm CO2, H2O và N2. Mặt khác thủy phản hoàn toàn 46,3 gam X thu được hỗn hợp Y gồm glyxin, alanin (x mol) và valin (y mol). Tỉ lệ x:y là?
A. 2:1 B. 1:1 C. 1:2 D. 3:1
⇒ Xem giải
Câu 26. Hỗn hợp A gồm ba peptit mạch hở có tỉ lệ mol tương ứng là 1 : 1 : 2. Thủy phân hoàn toàn m gam A thu được hỗn hợp sản phẩm gồm 52,5 gam Glyxin và 71,2 gam Alanin. Biết số liên kết peptit trong phân tử X nhiều hơn trong Z và tổng số liên kết peptit trong ba phân tử X, Y, Z nhỏ hơn 10. Giá trị của m là?
A. 103,9. B. 101,74. C. 100,3. D. 96,7.
⇒ Xem giải
Câu 27. Hỗn hợp X gồm ba peptit mạch hở. Thủy phân hoàn toàn 0,05 mol X có khối lượng là 24,97 gam trong dung dịch NaOH dư đun nóng thì có 0,3 mol NaOH phản ứng. Sau phản ứng thu được m gam hỗn hợp Y gồm các muối của Glyxin, Alanin và axit glutamic trong đó muối của axit glutamic chiếm 1/9 tổng mol trong muối Y. Giá trị của m là:
A. 34,85 B. 38,24 C. 35,25 D. 35,53
⇒ Xem giải
Câu 28. Hỗn hợp M chứa ba peptit mạch hở Ala-Gly-Lys, Ala-Gly và Lys-Lys-Ala-Gly-Lys. Trong hỗn hợp M nguyên tố oxi chiếm 21,302% về khối lượng. Cho 0,12 mol M tác dụng với dung dịch HCl dư sau phản ứng hoàn toàn thu được m gam hỗn hợp gồm ba muối. Giá trị của m gần nhất với giá trị nào sau đây?
A. 68 B. 69 C. 70 D. 72
⇒ Xem giải
Câu 29. X, Y, Z là ba peptit mạch hở có số liên kết peptit tương ứng là k1, k2, k3 thỏa mãn k1 + 2k2 = 3k3. Đồng thời số nguyên tử oxi trong ba peptit là 12. Đốt cháy hoàn toàn lần lượt x mol X; y mol Y; z mol Z thì số mol CO2 thu được có tỷ lệ mol tương ứng là 12 : 28 : 27. Đun nóng 37,66 gam hỗn hợp E chứa x mol X; y mol Y và z mol Z cần dùng dung dịch chứa 0,54 mol NaOH, cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được hỗn hợp muối của Gly, Ala, Val. Biết MX < MY < MZ. Phần trăm khối lượng của Z trong E là:
A. 36,80% B. 32,54% C. 38,08% D. 34,21%
⇒ Xem giải
Câu 30. Hỗn hợp E gồm amin X, amino axit Y và peptit Z mạch hở tạo từ Y; trong đó X và Y đều là các hợp chất no, mạch hở. Cứ 4 mol E tác dụng vừa đủ với 15 mol HCl hoặc 14 mol NaOH. Đốt cháy hoàn toàn 4 mol E, thu được 40 mol CO2, x mol H2O và y mol N2. Giá trị của x và y lần lượt là
A. 37,5 và 7,5. B. 40,5 và 8,5. C. 38,5 và 8,5. D. 39,0 và 7,5.
⇒ Xem giải
làm thế nào tải được?
Khi nào đủ 30 câu mới tải được.