Câu 11: Khi hòa tan hiđroxit kim loại M(OH)2 bằng một lượng vừa đủ dung dịch H2SO4 20% thu được dung dịch muối trung hoà có nồng độ 27,21%. Kim loại M là
A. Cu. B. Zn. C. Fe. D. Mg.
Câu 12: Khi cho 100ml dung dịch KOH 1M vào 100ml dung dịch HCl thu được dung dịch có chứa 6,525 gam chất tan. Nồng độ mol (hoặc mol/l) của HCl trong dung dịch đã dùng là
A. 0,75M. B. 1M. C. 0,25M. D. 0,5M.
Câu 13: Cho một mẫu hợp kim Na-Ba tác dụng với nước (dư), thu được dung dịch X và 3,36 lít H2 (ở đktc). Thể tích dung dịch axit H2SO4 2M cần dùng để trung hoà dung dịch X là
A. 150ml. B. 75ml. C. 60ml. D. 30ml.
Câu 14: Thêm m gam kali vào 300ml dung dịch chứa Ba(OH)2 0,1M và NaOH 0,1M thu được dung dịch X. Cho từ từ dung dịch X vào 200ml dung dịch Al2(SO4)3 0,1M thu được kết tủa Y. Để thu được lượng kết tủa Y lớn nhất thì giá trị của m là
A. 1,59. B. 1,17. C. 1,71. D. 1,95.
Câu 15: Hòa tan hoàn toàn 3,22 gam hỗn hợp X gồm Fe, Mg và Zn bằng một lượng vừa đủ dung dịch H2SO4 loãng, thu được 1,344 lít hiđro (ở đktc) và dung dịch chứa m gam muối. Giá trị của m là
A. 9,52. B. 10,27. C. 8,98. D. 7,25.
Câu trả lời tốt nhất
Câu 11.
Lấy nM(OH)2 = 1 mol
M(OH)2 + H2SO4 —> MSO4 + 2H2O
1……………..1…………….1
mddMSO4 = mM(OH)2 + mddH2SO4 = (M + 34) + 490 = M + 524
—> C%MSO4 = (M + 96)/(M + 524) = 27,21%
—> M = 64: Cu
Câu 12.
Nếu chất tan chứa KCl và HCl dư thì nKCl = nKOH = 0,1 —> m chất tan > mKCl = 7,45 > 6,525: Vô lý!
Vậy chất tan gồm KCl (x mol) và KOH dư (0,1 – x mol)
—> 74,5x + 56(0,1 – x) = 6,525 —> x = 0,05
—> CM HCl = 0,5 mol/l
Câu 13.
Kim loại phản ứng với H2O hay với axit đều sinh H2 như nhau nên:
nH2SO4 = nH2 = 0,15 —> V = 75 ml
Câu 14.
nAl3+ = 0,04 —> Để tạo kết tủa max thì nOH- = 0,12
nOH- = m/39 + 0,3.0,1.2 + 0,3.0,1 = 0,12 —> m = 1,17
Câu 15.
nSO42- = nH2 = 0,06
m muối = 3,22 + 0,06.96 = 8,98