Câu 21: Cho hỗn hợp gồm Na và Al có tỉ lệ số mol tương ứng là 1 : 2 vào nước (dư). Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được 8,96 lít khí H2 (ở đktc) và m gam chất rắn không tan. Giá trị của m là
A. 10,8. B. 5,4. C. 7,8. D. 43,2.
Câu 22: Cho hỗn hợp bột gồm 2,7 gam Al và 5,6 gam Fe vào 550 ml dung dịch AgNO3 1M. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được m gam chất rắn. Giá trị của m là (biết thứ tự trong dãy thế điện hoá: Fe3+/Fe2+ đứng trước Ag+/Ag)
A. 59,4. B. 64,8. C. 32,4. D. 54,0.
Câu 23: Nung nóng m gam hỗn hợp Al và Fe2O3 (trong môi trường không có không khí) đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được hỗn hợp rắn Y. Chia Y thành hai phần bằng nhau:
– Phần 1 tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng (dư), sinh ra 3,08 lít khí H2 (ở đktc);
– Phần 2 tác dụng với dung dịch NaOH (dư), sinh ra 0,84 lít khí H2 (ở đktc). Giá trị của m là
A. 22,75 B. 21,40. C. 29,40. D. 29,43.
Câu 24: Cho 1,9 gam hỗn hợp muối cacbonat và hiđrocacbonat của kim loại kiềm M tác dụng hết với dung dịch HCl (dư), sinh ra 0,448 lít khí (ở đktc). Kim loại M là
A. Na. B. Li. C. K. D. Rb.
Câu 25: Cho 0,1 mol P2O5 vào dung dịch chứa 0,35 mol KOH. Dung dịch thu được có các chất:
A. K2HPO4, KH2PO4. B. K3PO4, KOH. C. H3PO4, KH2PO4. D. K3PO4, K2HPO4.
Câu trả lời tốt nhất
Câu 21.
Đặt a, 2a là số mol Na và Al
—> nNa = nAl pư = a
—> ne = a + 3a = 0,4.2 —> a = 0,2
nAl dư = 2a – a = a = 0,2 —> m = 5,4 gam
Câu 22.
nAl = nFe = 0,1; nAg+ = 0,55
Dễ thấy ne nhường max = 3nAl + 3nFe = 0,6 > 0,55 —> Ag+ bị khử hết.
mAg = 0,55.108 = 59,4
Câu 23.
Trong mỗi phần:
Phần 2: nH2 = 0,0375 —> nAl dư = 0,025
Phần 1: 2nH2 = 3nAl dư + 2nFe —> nFe = 0,1
—> nFe2O3 = 0,05 —> nAl pư = 0,1
—> m = 11,375 x 2 phần = 22,75
Câu 24.
nCO2 = 0,02 —> n muối = 0,02
—> M muối = 95
—> M + 61 < 95 < 2M + 60
—> 17,5 < M < 34 —> M = 23: na
Câu 25.
nP2O5 = 0,1 —> nH3PO4 = 0,2
nOH-/nH3PO4 = 1,75 —> KH2PO4 & K2HPO4