//
Câu 1. Hoà tan 11,76 gam Fe bằng 200 ml dung dịch gồm HCl 2,5M và NaNO3 0,5M thu được dung dịch B và V (lit) khí NO (sản phẩm khử duy nhất). Khối lượng muối trong dung dịch B thu được là:
A. 26,67g B. 31,25g C. 36,00g D. 25,40g
Câu 2. Cân bằng phản ứng:
C6H5-CH2-CH2-CH3 + KMnO4 + H2SO4 —> C6H5-COOH + CH3COOH + MnSO4 + K2SO4 + H2O
Câu 3. Cho 37,95g hỗn hợp hai muối MgCO3 và RCO3 vào 100ml dd H2SO4 loãng thấy có 1,12 lít CO2 (đktc) thoát ra, dung dịch A và chất rắn B. Cô cạn dung dịch A thu được 4g muối khan. Nung chất rắn B đến khối lượng không đổi thì thu được rắn B1 và 4,48 lít CO2(đkc). Biết trong hỗn hợp đầu có tỉ lệ 2 : 3. Khối lượng chất rắn B1 và nguyên tố R là
A. 27,85g và Ba. B. 26,95g và Ca. C. 27,85g và Ca. D. 26,95g và Ba.
Câu 4. Để 2,52 gam bột sắt trong không khí, sau một thời gian thu được 2,84 gam hỗn hợp X gồm Fe, FeO, Fe2O3, Fe3O4. Để hòa tan hết X cần 500 ml dung dịch HNO3 a (mol/l), sau phản ứng sinh ra 0,56 lít NO (sản phẩm khử duy nhất, đktc) và dung dịch Y. Tính giá trị của a và khối lượng chất tan trong Y.
Câu 5. Cho 1,82 gam hỗn hợp bột X gồm Cu và Ag (tỉ lệ số mol tương ứng 4 : 1) vào 30 ml dung dịch gồm 1) H2SO4 0,5M và HNO3 2M, sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được a mol khí NO (sản phẩm khử duy nhất của N+5). Trộn a mol NO trên với 0,1 mol O2 thu được hỗn hợp khí Y. Cho toàn bộ Y tác dụng với H2O, thu được 150 ml dung dịch có pH = z. Giá trị của z là
A. 1. B. 4. C. 3. D. 2.
Câu trả lời tốt nhất
//
Câu 1.
nFe = 0,21
nH+ = 0,5, nNO3- = 0,1, nNa+ = 0,1 & nCl- = 0,5
3Fe + 8H+ + 2NO3- —> 3Fe2+ + 2NO + 4H2O
0,21….0,5……..0,1
0,15….0,4….<–0,1
0,06….0,1………0
Fe + 2H+ —> Fe2+ + H2
0,06…0,1
0,05…0,1
0,01….0
Vậy Fe dư. Dung dịch thu được chứa Fe2+ (0,2), Na+ (0,1), Cl- (0,5) —> m muối = 31,25
Câu 2.
Cân bằng phản ứng:
C6H5-CH2–CH2-CH3 + 2KMnO4 + 3H2SO4 —> C6H5-COOH + CH3COOH + 2MnSO4 + K2SO4 + 4H2O
CH2-CH2 —> 2COOH + 10e ….. x1
Mn+7 + 5e —> Mn+2…………… x2
Chú ý: Nhóm đỏ bị oxi hóa thành nhóm đỏ, nhóm xanh bị oxi hóa thành nhóm xanh.
Câu 3.
n muối = nCO2 tổng = 0,25
—> M muối = 37,95/0,25 = 151,8
Với MgCO3 (84) nên muối còn lại phải là BaCO3 (197)
—> nMgCO3 = 0,1 & nBaCO3 = 0,15
Dung dịch A chứa MgSO4 —> nMgSO4 = 1/30 mol
—> nMgCO3 dư = 0,1 – 1/30 = 1/15
nBaSO4 = nBaCO3 pư = 0,05 – 1/30 = 1/60
—> nBaCO3 dư = 0,15 – 1/60 = 2/15
Chất rắn thu được khi nung MgCO3 dư, BaCO3 dư, BaSO4 gồm MgO (1/15), BaO (2/15) và BaSO4 (1/60)
—> m rắn = 26,95 gam
Câu 4.
nFe = 0,045 & nO = 0,02 & nNO = 0,025
nH+ = 4nNO + 2nO = 0,14 —> a = 0,28 mol/l
Bảo toàn N —> nNO3- trong muối = 0,14 – 0,025 = 0,115
—> m muối = mFe + mNO3- = 9,65 gam
Câu 5.
nCu = 0,02 & nAg = 0,005 —> ne nhường max = 2nCu + nAg = 0,045
nH+ = 0,09 & nNO3- = 0,06
4H+ + NO3- + 3e —> NO + 2H2O
0,09…0,06….0,045
………………..0,045…..0,015
2NO + O2 —> 2NO2
4NO2 + O2 + 2H2O —> 4HNO3
—> nHNO3 = 0,015
—> [H+] = 0,015/0,15 = 0,1 —> pH = 1