Hỗn hợp E gồm 2 peptit X, Y mạch hở (X, Y được cấu tạo từ glyxin và Alanin trong đó nX:nY=1:2) biết tổng số liên kết peptit trong X, Y là 9. Thủy phân hoàn toàn E trong 200 ml dung dịch NaOH 1M vừa đủ thu được dung dịch Z chứa 2 muối. Cô cạn dung dịch Z thu được chất rắn T. Đốt cháy T trong O2 dư thu được 18,816 lít khí, hơi (CO2+H2O), N2, O2. Tỉ lệ số mol Gly và Ala trong X là:
A. 1:1. B. 2:1. C. 1:2. D. 2:3.
Câu trả lời tốt nhất
Hai muối trong Z có công thức chung là CnH2nNO2Na (0,2 mol)
2CnH2nNO2Na –O2–> (2n – 1)CO2 + 2nH2O + Na2CO3
—> nCO2 + nH2O = 0,1(2n – 1) + 0,1.2n = 0,84
—> n = 2,35
—> GlyNa (0,13) và AlaNa (0,07)
—> Gly : Ala = 13 : 7
X + 2Y —> (Gly13Ala7)k + 2H2O
Tổng liên kết peptit trong X, Y là 9 nên tổng liên kết peptit trong (Gly13Ala7)k tối đa là 19
—> 20k – 1 ≤ 19 —> k = 1
X + 2Y —> Gly13Ala7 + 2H2O
0,01..0,02..<—0,01
Đặt n, m là số gốc amino axit trong X và Y
—> n + m – 2 = 9
và nNaOH = 0,01n + 0,02m = 0,2
—> n = 2 và m = 9
X: (Gly)x(Ala)2-x
Y: (Gly)y(Ala)9-y
—> nGly = 0,01x + 0,02y = 0,13
—> x + 2y = 13
Do x ≤ 2 và y ≤ 9 nên x = 1 và y = 6
Vậy X là Gly-Ala —> 1 : 1
Anh ơi e có hai cái cần hỏi ạ . Thứ nhất là cái pt X+2Y ra peptit +2H20 ý ạ thì sao lại biết hệ số của H2o là 2 trong khi chưa biết có bao nhiêu amino axit trong hỗn hợp đó ? Thứ 2 là tại sao tổng số liên kết peptit trong X và Y là 9 thì tổng sôs liên kết peptit trong (Gly13Ala7)k tối đa là 19 ạ ? A giúp e với !
e ko hiểu cho ts n=2,35 lại suy ra được công thức và số mol như vậy a?