//
Thủy phân m gam hỗn hợp X gồm tetrapeptit Y và pentapeptit Z bằng dung dịch NaOH vừa đủ rồi cô cạn thu được (m + 23,7) gam muối của Gly và Ala. Đốt cháy toàn bộ muối sinh ra bằng oxi vừa đủ thu được Na2CO3 và hỗn hợp hơi T gồm CO2, H2O và N2. Dẫn T qua bình đựng dung dịch NaOH đặc dư thấy khối lượng bình tăng 84,06 gam và có 7,392 lít N2 (đktc) thoát ra khỏi bình. Thành phần phần trăm khối lượng của Y trong hỗn hợp X có giá trị gần nhất với:
A. 53%. B. 54%. C. 55%. D. 56%.
Câu trả lời tốt nhất
Quy đổi X thành:
C2H3ON: 0,66 (Tính từ nN2 = 0,33)
CH2: a
H2O: b
Trong phản ứng thủy phân M:
X + NaOH —> Muối + H2O
mNaOH – mH2O = 23,7
—> 40.0,66 – 18b = 23,7 —> b = 0,15
Đốt muối thu được:
nNa2CO3 = nNaOH/2 = 0,33
Bảo toàn C: nCO2 = 0,66.2 + a – 0,33 = a + 0,99
Bảo toàn H: nH2O = (0,66.1,5 + a + b) + 0,66/2 – b = a + 1,32
—> 44(a + 0,99) + 18(a + 1,32) = 84,06
—> a = 0,27
—> mX = 44,1 gam
Đặt x, y là số mol Y, Z
—> nX = x + y = b = 0,15
& nNaOH = 4x + 5y = 0,66
—> x = 0,09 & y = 0,06
Đặt u, v là số mol của Gly và Ala
—> nN = u + v = 0,66
và nC = 2u + 3v = nCO2 + nNa2CO3 = 1,59
—> u = 0,39 và v = 0,27
Y: (Gly)p(Ala)4-p
Z: (Gly)q(Ala)5-q
—> nGly = 0,09p + 0,06q = 0,39
—> 3p + 2q = 13
Vì p ≤ 4 và q ≤ 5 —> p = 3 và q = 2
—> Y là (Gly)3(Ala)
—> %Y = 0,09.260/44,1 = 53,06%
Cặp nghiệm p = 1 và q = 5 làm tương tự.