Cho hỗn hợp A gồm 3 chất hữu cơ X, Y, Z (chứa C, H, O) có phân tử khối theo thứ tự trên lập thành cấp số cộng. Khi đốt cháy một lượng A với tỉ lệ bất kì X, Y, Z đều thu được CO2 và H2O có tỉ lệ khối lượng là 44 : 9. Cho A tác dụng với lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3, sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn đều tạo ra một sản phẩm hữu cơ T duy nhất trong dung dịch. Hỗn hợp B gồm X và một anđêhit đơn chức. Cho 18,4 gam B tác dụng với dung dịch AgNO3/NH3 dư thu được 128,8 gam kết tủa. Mặt khác 18,4 gam B phản ứng hết với H2 (Ni, t0C) thu được hỗn hợp D. Cho D tác dụng với Na dư thu được 5,6 lít H2 (đktc). Phần trăm khối lượng của X trong B là:
A. 63,04% B. 35,54% C. 10,43% D. 31,52%
//
mCO2 : mH2O = 44 : 9 —> nCO2 : nH2O = 1 : 0,5
—> C : H = 1 : 1
Vậy các chất X, Y, Z đều có số C = số H. Phân tử khối của chúng lập thành cấp số cộng nên chúng hơn kém nhau nguyên tử O. Với AgNO3/NH3 chúng tạo ra sản phẩm hữu cơ duy nhất nên:
X là OHC-CHO
Y là OHC-COOH
Z là HOOC-COOH
(Với AgNO3/NH3, sản phẩm hữu cơ chung là (NH4OOC-COONH4)
Hỗn hợp B gồm OHC-CHO (a) và RCHO (b)
—> D chứa C2H4(OH)2 và RCH2OH
D với Na —> nH2 = a + b/2 = 0,25 (1)
Nếu RCHO là HCHO thì mB = 58a + 30b = 18,4. Kết hợp (1) vô nghiệm, loại.
—> nAg = 4a + 2b = 1 < 128,8/108
—> RCHO phải có nối 3 đầu mạch, dạng CH≡C-R’-CHO (Tạo thêm kết tủa CAg≡C-R’-COONH4)
—> m↓ = 108(4a + 2b) + b(R’ + 194) = 128,8
—> b(R’ + 194) = 20,8 (2)
mB = 58a + b(R’ + 54) = 18,4 (3)
Giải hệ (1)(2)(3):
a = 0,2
b = 0,1
R = 14 —> CH≡C-CH2-CHO
%OHC-CHO = 63,04%