Hợp chất hữu cơ A (chứa 3 nguyên tố C, H, O) chỉ chứa một loại nhóm chức. Cho 0,005 mol chất A tác dụng vừa đủ với 50 ml dung dịch NaOH (khối lượng riêng 1,2 g/ml) thu được dung dịch B. Làm bay hơi dung dịch B thu được 59,49 gam hơi nước và còn lại 1,48 gam hỗn hợp các chất rắn khan D. Nếu đốt cháy hoàn toàn chất rắn D thu được 0,795 gam Na2CO3; 0,952 lít CO2 (đktc) và 0,495 gam H2O. Nếu cho hỗn hợp chất rắn D tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng dư, rồi chưng cất thì được 3 chất hữu cơ X, Y, Z chỉ chứa các nguyên tố C, H, O. Biết X, Y là 2 axit hữu cơ đơn chức. Z tác dụng với dung dịch Br2 tạo ra sản phẩm Z’ có khối lượng phân tử lớn hơn Z là 237u và MZ < 125 u. Trong các phát biểu sau:
(i) A có hai công thức cấu tạo thỏa mãn.
(ii) Z có ba công thức cấu tạo thỏa mãn.
(iii) Hỗn hợp X, Y, Z có phản ứng tráng gương.
(iv) Trong phân tử Z’ chứa 3 nguyên tử Brom.
(v) Khối lượng chất A đã dùng là 0,97 gam.
Số phát biểu đúng là:
A. 5 B. 4 C. 2 D. 3
Câu trả lời tốt nhất
//
mddNaOH = 60 gam
Bảo toàn khối lượng:
mA + mddNaOH = mH2O + mD
—> mA = 0,97 gam
—> MA = 194
nNaOH = 2nNa2CO3 = 0,015
—> mH2O trong dung dịch kiềm = 59,4
—> nH2O mới sinh = (59,49 – 59,4)/18 = 0,005
nA : nNaOH = 1 : 3, sản phẩm tạo 3 muối và H2O, với nA = nH2O —> A là este 2 chức, trong đó có 1 este của phenol.
nC = nNa2CO3 + nCO2 = 0,05 —> Số C = 10
Vậy A là C10H10O4
X, Y là 2 axit nên Z phải có 2 nhóm OH.
Z + Br2 —> Z’, vì Z’ nặng hơn Z 237u —> Z có phản ứng thế 3Br (80.3 – 3 = 237) —> Z là một loại phenol có nhánh ở vị trí m
MZ < 125 —> Z là m – HO-CH2-C6H4-OH
A là:
H-COO-CH2-C6H4-OOC-CH3 (meta)
hoặc CH3-COO-CH2-C6H4-OOC-H (meta)
(i) Đúng
(ii) Sai, Z chỉ có 1 cấu tạo (Đồng phân m)
(iii) Đúng
(iv) Đúng
(v) Đúng
Nếu Z là ho-c6h4-oh thì vẫn bé hơn 125 mà nhỉ. Voi lại oh-ch2-c6h4-oh tác dụng với 2 naoh mà anh
Thầy cho em hỏi sao XY là axit thì Z lại có 2 nhóm OH- vậy ạ ? Mong thầy giải đáp ạ