T là hỗn hợp chứa hai axit đơn chức, một ancol no hai chức và một este hai chức tạo bởi các axit và ancol trên (tất cả đều mạch hở). Đốt cháy hoàn toàn 24,16 gam T thu được 0,94 mol CO2 và 0,68 mol H2O. Mặt khác, cho lượng T trên vào dung dịch AgNO3/NH3 dư thấy có 0,32 mol Ag xuất hiện. Biết tổng số mol các chất có trong 24,16 gam T là 0,26 mol. Phần trăm khối lượng của ancol trong T gần nhất với:
A. 25%
B. 15%
C. 5%
D. 10%
Câu trả lời tốt nhất
Quy đổi hỗn hợp T thành:
HCOOH: 0,16 mol (Tính từ nAg = 0,32)
CnH2n+2-2kO2: a mol
CmH2m+2O2: b mol
H2O: -c mol
nT = a + b – c + 0,16 = 0,26
nCO2 = na + mb + 0,16 = 0,94
nH2O = a(n + 1 – k) + b(m + 1) + 0,16 – c = 0,68
mT = a(14n – 2k + 34) + b(14m + 34) + 0,16.46 – 18c = 24,16
Giải hệ trên được:
a + b = 0,3 (1)
na + mb = 0,78 (2)
ka = 0,36 (3)
c = 0,2 (4)
Theo (1) và (3) thì k ≥ 2. Khi k = 2 thì a = 0,18 và b = 0,12
(2) —> 3n + 2m = 13
Vì n ≥ 3 và m ≥ 2 nên n = 3 và m = 2 là nghiệm duy nhất. Vậy axit là CH2=CH-COOH và ancol là C2H4(OH)2
(4) —> n este = 0,1
—> nC2H4(OH)2 trong T = b – 0,1 = 0,02
—> %C2H4(OH)2 = 5,13%
thầy thấy pu vs Agno3 nên chắc chắn có HcooH đúng k ạ? từ dữ kiện nCO2>nH20 sao chưa đur để kết luận axit đó là ko no ạ?e cảm ơn
Nếu bài hỏi % số mol ancol thì e giải theo hướng:
Có n ancol + n axit còn lại khác hcooh = 0,1
Gọi k là số π của axit trên
Có n co2 – n h2o = 0,1× (2+k-1) (este) + n ancol ×(0-1) + n axit trên ×(k-1) = 0,94-0,68
Sau đấy e biện luận giá trị k để tính n ancol nhưng ko ra kết quả là 0,02
Cho e hỏi làm thế này sai ở đâu ạ? Anh có thể giải tiếp hộ e theo hướng này ko ạ?
tại sao quy đổi như vậy mà số mol bằng tổng các thành phần nhỏ ạ
a ơi , cho em hỏi ngu một cái , nếu axit đó 3 chức thì vô lý ở chổ nào ạ, ở chổ ancol,este cho là 2 chức đúng không ạ? cảm ơn a
Thay vì giải thích như v tthì giải thích là từ ct suy k >=2 vì tạo bởi ancol 2 chức đc chứ anh