Áp suất gây ra bởi hơi xuất hiện trên bề mặt chất lỏng (hoặc rắn) được gọi là áp suất hơi. Một chất lỏng (hoặc rắn) có áp suất hơi cao ở nhiệt độ bình thường được gọi là chất dễ bay hơi. Khi nhiệt độ của chất lỏng (hoặc rắn) tăng, động năng của các phân tử cũng tăng lên làm cho số phần tử chuyển thành thể hơi tăng theo, do đó áp suất hơi tăng. Đồ thị dưới đây biểu diễn áp suất hơi của 3 chất lỏng khác nhau là benzene (C6H6), tetrahydrofuran (C4H8O) và acetone (C3H6O) theo nhiệt độ.
a) Trong cùng một nhiệt độ, chất nào dễ bay hơi nhất trong số 3 chất lỏng nêu trên?
b) Ở điều kiện áp suất bình thường (1 atm hay áp suất 760 torr, khoảng 1,013 bar), mỗi chất lỏng trên có nhiệt độ sôi là bao nhiêu?
c) Nếu đặt một cốc chứa benzene lỏng vào trong một bình kín chứa hơi benzene ở 80,1°C và 760 torr. Sau 10 phút, thể tích chất lỏng trong cốc thay đổi như thế nào? Giải thích.
Câu trả lời tốt nhất
(a) Trong cùng một nhiệt độ, acetone dễ bay hơi nhất trong số 3 chất lỏng nêu trên do áp suất hơi của acetone cao nhất.
(b) Ở điều kiện áp suất bình thường (1 atm hay áp suất 760 torr, khoảng 1,013 bar), nhiệt độ sôi của acetone khoảng 56°C, tetrahydrofuran khoảng 65°C và benzene khoảng 80°C:
(c) Nếu đặt một cốc chứa benzene lỏng vào trong một bình kín chứa hơi benzene ở 80,1°C và 760 torr (đúng nhiệt độ sôi của benzene tại áp suất tương ứng). Sau 10 phút, thể tích chất lỏng trong cốc vẫn không thay đổi do trong điều kiện nhiệt độ và áp suất đã nêu, áp suất hơi của benzene trong cốc và áp suất hơi trong bình kín bằng nhau nên không xảy ra sự chuyển pha của benzene.