Nguyễn Mai

Bạn học sinh lớp 12 thực hiện nuôi tinh thể Alum (phèn chua) như sau:

Bước 1: Tạo tinh thể mầm: Hoà tan tinh thể Alum vào cốc nước 100°C cho đến khi không thể hoà tan được nữa rồi để nguội đến 50°C, lọc cặn rắn, rót một ít dung dịch ra đĩa thuỷ tinh, thu được tinh thể mầm. Buộc chỉ vào tinh thể mầm.

Bước 2: Lặp lại như bước 1 để được 200 gam dung dịch alum bão hoà ở 50°C, nhúng tinh thể mâm vào, bảo quản trong hộp xốp, tránh bụi bẩn, rung lắc. Biết rằng tinh thể mầm mà bạn học sinh tạo ra có khối lượng 0,01 gam, nhiệt độ khi làm thí nghiệm là 20°C, độ tan của Alum ở 50°C và 20°C lần lượt là 36,8 gam và 14 gam. Sau khi để yên dung dịch Alum bão hoà ở 50°C khoảng 1 ngày, tất cả các tinh thể alum kết tinh đều bám vào tinh thể mầm, bạn học sinh thu được tinh thể Alum lớn hơn, có khối lượng m gam ở 20°C. Tính giá trị của m?

Nguyễn Mai đã hỏi