Biết X là hợp kim Zn-Cu.
– Cho m (gam) X tác dụng với dung dịch HCl dư sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thấy còn lại 2,0 gam chất rắn không tan.
– Cho vào m (gam) X thêm 2,0 gam Al và đun nóng thu được hợp kim Y. Phần trăm khối lượng của Zn trong Y chênh lệch so với phần trăm khối lượng của Zn trong X là 15,0%.
a/ Tính phần trăm khối lượng Cu trong X. Biết khi ngâm Y vào dung dịch NaOH thì sau một thời gian khí bay ra đã vượt quá 4,0 lít (đktc).
b/ Cho lượng hợp kim Y tác dụng hoàn toàn với dung dịch HNO3 (dư 20% so với lượng phản ứng), thu được dung dịch T và 1,12 lít (đktc) hỗn hợp khí Z (gồm một đơn chất và một khí hóa nâu ngoài không khí, có cùng số mol). Dung dịch T phản ứng tối đa với V (ml) dung dịch NH3 1,0M. Tìm V.
Câu trả lời tốt nhất
Kim loại không tan trong HCl dư là Cu —> mCu = 2 gam
Đặt mZn = x
—> x/(x + 2) – x/(x + 2 + 2) = 15%
—> x(x + 4) – x(x + 2) = 0,15(x + 2)(x + 4)
—> x = 6 hoặc x = 4/3
nH2 = nZn + 1,5nAl = x/65 + 1,5.2/27 > 4/22,4
—> x > 4,38
—> Chọn nghiệm x = 6
%Cu = 2/(2 + 6) = 25%
Y gồm Cu (2/64 mol), Zn (6/65 mol) và Al (2/27 mol)
nZ = 0,05, gồm nNO2 = nN2 = 0,025
Bảo toàn electron: 2nCu + 2nZn + 3nAl = nNO2 + 10nN2 + 8nNH4+
—> nNH4+ = 1819/74880
nHNO3 phản ứng = 2nNO2 + 12nN2 + 10nNH4+ = 0,59292
nHNO3 dư = 0,59292.20% = 0,118584
nNH3 = 6nCu2+ + 6nZn2+ + 3nAl3+ + nHNO3 dư = 1,082
—> V = 1082 ml