Chất X (CnH2n+4O4N2) là muối amoni của axit cacboxylic đa chức; chất Y (CmH2m+4O2N2) là muối amoni của một amino axit. Cho m gam E gồm X và Y (có tỉ lệ mol tương ứng là 3 : 5) tác dụng hết với lượng dư dung dịch NaOH đun nóng, thu được 0,22 mol etylamin và 21,66 gam hỗn hợp muối. Phần trăm khối lượng của X trong E là
A. 52,61%. B. 47,37%. C.44,63%. D. 49,85%.
Câu trả lời tốt nhất
X có dạng A(COONH3C2H5)2 (3x mol)
Y có dạng NH2-B-COONH3C2H5 (5x mol)
—> nC2H5NH2 = 3x.2 + 5x = 0,22
—> x = 0,02
Muối gồm A(COONa)2 (0,06) và NH2-B-COONa (0,1)
m muối = 0,06(A + 134) + 0,1(B + 83) = 21,66
—> 3A + 5B = 266
—> A = 42 và B = 28 là nghiệm phù hợp.
X là C3H6(COONH3C2H5)2 (0,06)
Y là NH2-C2H4-COONH3C2H5 (0,1)
—> %X = 49,85%
Cho em hỏi là , tại sao mình biết muối amoni của axit đa chức là A(COONH3C2H5)2
Mà sao nó không phải là A(COONH4)2 vậy ạ. Tại đề không nói là cả X và Y đề tạo ra etylamin, mà chỉ nói là thu được etylamin thôi mà . Như vậy làm sao suy ra được cả muối của axit cũng có Nhóm -NH3C2H5
Cho e hỏi là tại sao có thể biết được A bằng bao nhiêu B bằng bao nhiêu trong khi có rất nhiều số ạ