Cho 0,08 mol hỗn hợp X gồm 4 este mạch hở phản ứng vừa đủ với 0,17 mol H2 (xúc tác Ni, t°), thu được hỗn hợp Y. Cho toàn bộ Y phản ứng vừa đủ với 110ml dung dịch NaOH 1M, thu được hỗn hợp Z gồm 2 muối của 2 axit cacboxylic no có mạch cacbon không phân nhánh và 6,88 gam hỗn hợp T gồm 2 ancol no, đơn chức. Mặt khác, đốt cháy hoàn toàn 0,01 mol X cần vừa đủ 0,09 mol O2. Phần trăm khối lượng của muối có phân tử khối lớn hơn trong Z là
A. 54,18% B. 32,88% C. 58,84% D. 50,31%
Câu trả lời tốt nhất
nY = nX = 0,08
Các axit không nhánh nên tối đa 2 chức. Trong Y đặt u, v là số mol este đơn chức và hai chức.
nY = u + v = 0,08
nNaOH = u + 2v = 0,11
—> u = 0,05 và v = 0,03
Đốt 0,08 mol Y cần nO2 = 0,09.8 + 0,17/2 = 0,805
T có dạng CtH2t+2O (0,11 mol)
—> MT = 14t + 18 = 6,88/0,11
—> t = 35/11
Đốt T cần nO2 = 0,11.1,5t = 0,525
—> Đốt muối cần nO2 = 0,805 – 0,525 = 0,28
Muối gồm CnH2n-1O2Na (0,05 mol) và CmH2m-4O4Na2 (0,03 mol)
—> nO2 = 0,05(3n – 2)/2 + 0,03(1,5m – 2,5) = 0,28
—> 5n + 3m = 27
—> n = 3 và m = 4 là nghiệm duy nhất.
Vậy muối gồm C2H5COONa (0,05) và C2H4(COONa)2 (0,03)
—> %C2H4(COONa)2 = 50,31%
Ad ơi làm sao tính nhanh được hệ số cân bằng của số mol O2 trong khi đốt muối khi không phải viết phương trình ạ????????
ad cho em hoi bai nay lam sao de bien luan duoc ancol vay a ?
tại sao no2 cần để đốt Y =no2 đốt Z+no2 đốt T vậy ạ ,còn tác dụng với naoh nữa mà