Cho 11,76 gam hỗn hợp 3 kim loại Cu, Mg, Fe vào 100 ml dung dịch HNO3 3,4M. Khuấy đều thấy thoát ra khí NO duy nhất, trong dung dịch còn dư một kim loại chưa tan hết. Đổ tiếp từ từ dung dịch H2SO4 5M cho đến khi kim lại tan hết thì mất đúng 22ml, thu được dung dịch B và khí NO. Cho dung dịch NaOH đến dư vào dung dịch B, lọc kết tủa, nung ngoài không khí đến khối lượng không đổi thu được 15,6 gam chất rắn.
a) Tính phần trăm khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp.
b) Tính nồng độ mol của các ion trong dung dịch B.
Câu trả lời tốt nhất
nHNO3 = 0,34
nH2SO4 = 0,11
—> nH+ tổng = 0,56
4H+ + NO3- + 3e —> NO + 2H2O
0,56….0,34
0,56….0,14…..0,42
0………0,2
Đặt a, b, c là số mol Mg, Fe, Cu
—> 24a + 56b + 64c = 11,76
Bảo toàn electron:
2a + 2b + 2c = 0,42
Chất rắn sau khi nung gồm MgO (a), Fe2O3 (b/2), CuO (c)
m rắn = 40a + 160b/2 + 80c = 15,6
Giải hệ được:
a = 0,03
b = 0,06
c = 0,12
Từ đó tính % mỗi kim loại.
Dung dịch B có thể tích 122 ml, chứa Mg2+ (0,03), Fe2+ (0,06), Cu2+ (0,12), NO3- (0,2) và SO42- (0,11)
Từ đó tính nồng độ mỗi ion.