Cho 14,6 gam hỗn hợp gồm Na, Ba, Na2O và BaO vào nước dư, thu được dung dịch X và 1,12 lít khí H2. Cho từ từ dung dịch Y chứa NaHCO3 1M và BaCl2 0,5M vào X đến khi khối lượng kết tủa lớn nhất thì cần 600 ml dung dịch Y, sau phản ứng thu được m gam chất rắn. Giá trị của m là
A. 88,65. B. 68,95. C. 78,80. D. 98,50.
Câu trả lời tốt nhất
Quy đổi hỗn hợp ban đầu thành Na (a), Ba (b), O (c)
—> 23a + 137b + 16c = 14,6 (1)
nH2 = 0,05, bảo toàn electron:
a + 2b = 2c + 0,05.2 (2)
Y chứa nNaHCO3 = 0,6; nBaCl2 = 0,3 ⇔ Ba(HCO3)2 (0,3) và NaCl (0,6)
Vì cho từ từ Y vào đến khi kết tủa lớn nhất thì dừng lại —> Lượng Y dùng ít nhất —> Xảy ra 2 phản ứng:
Ba(HCO3)2 + Ba(OH)2 —> 2BaCO3 + 2H2O
Ba(HCO3)2 + NaOH —> BaCO3 + NaHCO3 + H2O
Sau khi tạo kết tủa lớn nhất thì dung dịch còn lại Na+ (a + 0,6), Cl- (0,6), bảo toàn điện tích —> nHCO3- còn lại = a
—> nBaCO3 = b + 0,3 = 0,6 – a (3)
(1)(2)(3) —> a = 0,25; b = 0,05; c = 0,125
—> nBaCO3 = b + 0,3 = 0,35
—> mBaCO3 = 68,95 gam
Vừa tồn tại Ba 2+ vừa tồn tại HCO3- thì lại có vô số nghiệm ạ, em nghĩ kết tủa lớn nhất là khi OH chuyển về CO3 hết và lượng Ba thêm vào cộng với lượng bán đầu lớn hơn thì sao ạ
Cho em hỏi sao trong dung dịch sao lại chuyển thành Ba(HCO3 )2 với NaCl vậy ạ. Mà ko để như đầu làm bình thường :OH- tác dụng HCO3_ luôn
Ad cho e hỏi đề bài nói là đến khi đạt kết tủa max thì lượng Y bỏ vào sao k phải là vừa đủ mà lại dư thế ạ
Quy đổi : Na(a) Ba(b) O(c)
Btm: 23a + 137b +16c = 14,6
BTe: a + 2b = 2c + 0,05.2
ddX: Na+; Ba2+; OH- => cho từ từ Y vào X:
Thấy OH- , Ba2+ phải hết vì nB2+ < nHCO3-
Do Pư:
OH- + Ba2+ + HCO3- –> BaCO3 + H2O
mol: (a+2b) –> (a +2b) dư (a + 2b)
BT(Ba) => a + 2b = 0,3 +b