Cho 23,52g hỗn hợp 3 kim loại Mg, Fe, Cu vào 200ml dung dịch HNO3 3,4M khuấy đều thấy thoát ra một khí duy nhất hơi nặng hơn không khí, trong dung dịch còn dư một kim loại chưa tan hết. Cho tiếp từ từ dung dịch H2SO4 5M vào, chất khí trên lại thoát ra cho đến khi kim loại vừa tan hết thì mất đúng 44ml, thu được dung dịch A. Lấy 1/2 dung dịch A, cho dung dịch NaOH cho đến dư vào, lọc kết tủa, rửa rồi nung ngoài không khí đến khối lượng không đổi thu được chất rắn B nặng 15,6 gam.
1. Tính % số mol mỗi kim loại trong hỗn hợp.
2. Tính nồng độ mol/l các ion (trừ ion H+, OH-) trong dung dịch A.
Câu trả lời tốt nhất
Đặt a, b, c là số mol Mg, Fe, Cu
—> 24a + 56b + 64c = 23,52 (1)
Khí hơi nặng hơn không khí là NO (30)
nH+ tổng = nHNO3 + 2nH2SO4 = 1,12
—> nNO tổng = 1,12/4 = 0,28
Bảo toàn electron: 2a + 2b + 2c = 0,28.3 (2)
mB = 0,5(40a + 160b/2 + 80c) = 15,6 (3)
Giải hệ (1)(2)(3):
a = 0,06
b = 0,12
c = 0,24
Dung dịch A có thể tích 0,244 lít, gồm Mg2+ (0,06), Fe2+ (0,12), Cu2+ (0,24), SO42- (0,22). Bảo toàn điện tích —> nNO3- = 0,4
Từ đó tính nồng độ các ion.
cho em hỏi là tại sao fe ở kia là cộng 2 mà không lên +3 vậy ạ
4H+ + NO3- +3e -> NO + 2H2O
H+ đóng vai trò gì trong PT này ạ? PT này tương đương với N+5 -> N+2 ko ạ?
Tại sao pư lại không tạo NH4+ vậy ạ? Đề họ chỉ nói là khí duy nhất chứ có phải sản phẩm khử duy nhất đâu ạ?