Cho 3 dung dịch (1), (2), (3) chứa lần lượt 3 chất tan X, Y, Z trong nước có cùng nồng độ mol. Tiến hành các thí nghiệm sau
TN1: Trộn 2 ml dung dịch (1) với 2 ml dung dịch (2), thêm bột Cu dư, thu được V1 lít khí NO.
TN2: Trộn 2 ml dung dịch (1) với 2 ml dung dịch (3), thêm bột Cu dư, thu được V2 lít khí NO.
TN3: Trộn 2 ml dung dịch (2) với 2 ml dung dịch (3), thêm bột Cu dư, thu được V3 lít khí NO.
Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn, NO là sản phẩm khử duy nhất, các thể tích khí đo ở cùng điều kiện và V1 < V2 < V3. Ba chất X, Y, Z lần lượt là
A. NaNO3, HNO3, H2SO4.
B. KNO3, HCl, H2SO4.
C. NaNO3, H2SO4, HNO3.
D. H2SO4, KNO3, HNO3.
Câu trả lời tốt nhất
Do chất khử dư, số mol các chất bằng nhau nên NO3- cũng dư. Vậy lượng NO thoát ra phụ thuộc lượng H+.
Lượng NO thoát ra tăng dần qua các thí nghiệm chứng tỏ lượng H+ cũng tăng dần.
—> Chọn A vì:
(1) + (2) có 1H+
(1) + (3) có 2H+
(2) + (3) có 3H+
em thưa thầy, đoạn chứng minh NO3- dư em chưa hiểu lắm ạ
vì sao Cu dư, mol chất bằng nhau thì lại suy được NO3- cũng dư ạ?
em cảm ơn thầy ạ