Cho 3 hdrocacbon A, B, C (đều có mạch cacbon không quá 1 vòng). Đốt cháy hết cùng một khối lượng 2,6 gam mỗi hidrocacbon A hoặc B hoặc C đều thu được 10,6 gam hỗn hợp CO2 và H2O.
a) Lập CTĐGN của A, B, C.
b) Xác định cấu tạo của A, B, C biết:
– x mol A tác dụng tối đa 4x mol H2 (xt: Ni); x mol A tác dụng vừa đủ 1 lít Br2 x (M).
– B mạch cacbon không phân nhánh, a mol B tác dụng tối đa 4a lít Br2 1M. Nếu cho 13,65 gam B tác dụng hoàn toàn với AgNO3/NH3 dư thu được 51,1 gam kết tủa.
– 1 mol C tác dụng tối đa 3 mol H2 (xt: Ni), C không tác dụng với dung dịch Br2.
c) Trình bày cơ chế phản ứng giữa A và Br2.
Câu trả lời tốt nhất
(a) nCO2 = x; nH2O = y —> 44x + 18y = 10,6
m hydrocarbon = 12x + 2y = 2,6
—> x = 0,2; y = 0,1
C : H = x : 2y = 1 : 1
CTĐGN của A, B, C là CH
(b)
nA : nH2 = 1 : 4 —> A có 4 liên kết π
nA : nBr2 = 1 : 1 —> A có vòng benzene và có nhánh chứa 1 liên kết π
A là C6H5-CH=CH2.
nB : nBr2 = 1 : 4 —> B có 4 liên kết π —> B là C6H6
n↓ = nC6H6 = 0,175 —> M↓ = 292 —> Kết tủa là C6H4Ag2 —> B có 2 nối ba đầu mạch:
CH≡C-CH2-CH2-C≡CH
nC : nH2 = 1 : 3 —> C có 3 liên kết π
C không tác dụng với dung dịch Br2 —> C là benzene (C6H6)
(c) Cơ chế (em tự thay 1H trong CH2=CH2 bằng gốc C6H5-)