Cho 3,6 gam hỗn hợp A gồm Fe và Cu tác dụng với 200 ml dung dịch AgNO3. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được dung dịch B và 9,92 gam chất rắn C. Cho toàn bộ dung dịch B tác dụng với dung dịch NaOH dư, phản ứng xong, lọc kết tủa nung trong không khí đến khối lượng không đổi được 3,2 gam chất rắn.
1) Tính phần trăm khối lượng các kim loại trong A.
2) Tính nồng độ mol của dung dịch AgNO3 ban đầu.
3) Cho hết 3,6 gam A vào 200 ml dung dịch H2SO4 0,5 M, sau khi phản ứng hoàn toàn cho tiếp m gam NaNO3 vào hỗn hợp phản ứng. Tính giá trị m tối thiểu để thu được lượng khí NO (sản phẩm khử duy nhất) lớn nhất.
Câu trả lời tốt nhất
m oxit = 3,2 < mA nên A chưa phản ứng hết.
Nếu chỉ có Fe phản ứng thì:
nFe = (9,92 – 3,6)/(108.2 – 56) = 0,0395
—> mFe2O3 = 0,0395.160/2 ≠ 3,2: Vô lí, loại.
Vậy Fe phản ứng hết, Cu phản ứng một phần.
Đặt a, b, c là số mol Fe, mol Cu phản ứng và mol Cu dư.
mA = 56a + 64(b + c) = 3,6
mC = 108(2a + 2b) + 64c = 9,92
m rắn = 160a/2 + 80b = 3,2
—> a = 0,03; b = 0,01; c = 0,02
—> %Fe = 46,67% và %Cu = 53,33%
nAgNO3 = 2a + 2b = 0,08 —> CM AgNO3 = 0,4M
A gồm Fe (0,03), Cu (0,03) —> nH2 = 0,03
nH2SO4 = 0,1
Nếu H+ hết thì nH+ = 0,2 = 2nH2 + 4nNO
—> nNO = 0,035
Vì 3nNO + 2nH2 > 3nFe + 2nCu nên loại
Vậy H+ dư, kim loại lên tối đa:
3nNO + 2nH2 = 3nFe + 2nCu —> nNO = 0,03
—> nNaNO3 = 0,03 —> mNaNO3 = 2,55