Cho 3,68 gam hỗn hợp gồm Mg và Fe vào dung dịch chứa FeCl3 0,4M và CuCl2 0,6M. Kết thúc phản ứng thu được dung dịch X và 4,48 gam rắn Y. Cho dung dịch NaOH dư vào X (không có mặt oxi) thu được 14,44 gam kết tủa. Lọc lấy kết tủa, nung ngoài không khí đến khối lượng không đổi thu được x gam rắn khan. Giá trị x là.
A.20 g B.12 g C.18,4 g D.10,4 g
Câu trả lời tốt nhất
Đặt nFeCl3 = 2x —> nCuCl2 = 3x
Bảo toàn điện tích —> nOH- = nCl- = 12x
Bảo toàn khối lượng kim loại —> m kim loại trong ↓ = 3,68 + 56.2x + 64.3x – 4,48 = 304x – 0,8
—> m↓ = (304x – 0,8) + 17.12x = 14,44
—> x = 0,03
—> nFeCl3 = 0,06 và nCuCl2 = 0,09
Nếu toàn bộ Cu2+ đã bị khử thì mCu = 0,09.64 = 5,76 > 4,48: Vô lý; vậy Cu2+ chưa bị khử hết.
nCu = 0,07 —> nCu2+ dư = 0,02
Đặt a, b là số mol Mg và Fe
—> 24a + 56b = 3,68
Bảo toàn electron: 2a + 2b = 0,06 + 0,07.2
—> a = 0,06 & b = 0,04
Vậy nung kết tủa thu được MgO (0,06), Fe2O3 (0,06 + 0,04)/2 và CuO (0,02)
—> m rắn = 12
cái khối lượng kl trong ktua.dòng thứ 3 ấy ạ. 304 và 0,8 nó là cái j v ạ
(ĐÃ CHỈNH SỬA LẠI BÌNH LUẬN)
Thứ tự phản ứng:
Mg + Fe3+ = Mg2+ Fe2+
Fe + Fe3+ = Fe2+
Mg + Cu2+ = Mg2+ + Cu
Fe + Cu2+ = Fe2+ + Cu
Mg + Fe2+ = Mg2+ + Fe
Mà: mCu = 5,76 > mY = 4,48 nên không thể xảy ra phản ứng Mg + Fe2+ = Mg2+ + F do Cu2+ vẫn chưa bị khử hết thành Cu. Vì vậy rắn Y phải là Cu. Em Nghĩ như thế này có đúng không ad.
Ad ơi em hỏi tại sao mol của fe2o3 lại là 0,05 như kia ạ? Ad nói kỹ hộ em với em cảm ơn ạ!
tại sao sản phẩm oxit không có FeO vậy ?
quy tắc phản ứng là Mg + Fecl3 trước , sao trong bài lại tác dụng với CuCl2 trước ?