Cho 41,1 gam Ba vào 200 gam dung dịch Fe2(SO4)3 10% được dung dịch A, khí B và kết tủa C. Lọc tách kết tủa C, nung trong không khí đến khối lượng không đổi được chất rắn D. (Các phản ứng xảy ra hoàn toàn).
1. Tính khối lượng chất rắn D.
2. Tính nồng độ % của dung dịch A thu được.
3. Dẫn khí B qua D nung nóng, sau phản ứng thu được 41,03 gam chất rắn. Tính hiệu suất phản ứng.
Câu trả lời tốt nhất
nBa = 0,3; nFe2(SO4)3 = 0,05
Ba + 2H2O —> Ba(OH)2 + H2
3Ba(OH)2 + Fe2(SO4)3 —> 3BaSO4 + 2Fe(OH)3
2Fe(OH)3 —> Fe2O3 + 3H2O
A chứa Ba(OH)2 dư (0,15)
B là H2 (0,3)
C gồm BaSO4 (0,15) và Fe(OH)3 (0,1)
D gồm BaSO4 (0,15) và Fe2O3 (0,05) —> mD = 42,95
mddA = mBa + 200 – mH2 – mC = 194,85
—> C%Ba(OH)2 = 0,15.171/194,85 = 13,16%
Fe2O3 + 3H2 —> 2Fe + 3H2O
nO bị lấy = (42,95 – 41,03)/16 = 0,12
—> nFe2O3 phản ứng = 0,12/3 = 0,04
—> H = 0,04/0,05 = 80%