Cho 45,625 gam hỗn hợp 2 muối cacbonat của 2 kim loại hoá trị (II) vào 400 ml dung dịch H2SO4loãng, được dung dịch (A) và chất rắn (B) đồng thời giải phóng 4,48 lít CO2. Cô cạn dung dịch (A) được 12 gam muối khan. Nung chất rắn (B) tới khối lượng không đổi thu được chất rắn (C) và 3,92 lít CO2. Các thể tích khí đo ở điều kiện tiêu chuẩn.
a) Tính nồng độ mol/lít của dung dịch H2SO4.
b) Tính khối lượng (B), (C).
c) Xác định 2 kim loại, biết khối lượng nguyên tử 2 kim loại hơn kém nhau 113 đvc, muối cacbonat của kim loại có khối lượng nguyên tử nhỏ có số mol gấp 2 lần muối cacbonat của kim loại có khối lượng nguyên tử lớn.
d) Xác định thành phần của (A), (B), (C) theo số mol.
Câu trả lời tốt nhất
Nung B thu được CO2 nên muối cacbonat còn dư —> H2SO4 hết.
—> nH2SO4 = nH2O = nCO2 = 0,2 —> CM H2SO4 = 0,5M
Bảo toàn khối lượng:
45,625 + 0,2.98 = 12 + 0,2.44 + 0,2.18 + mB
—> mB = 40,825
Khi nung B: mB = mC + mCO2 —> mC = 33,125
nRCO3 = nCO2 tổng = 0,375
—> nXCO3 = 0,25 và nYCO3 = 0,125
0,25(X + 60) + 0,125(Y + 60) = 45,625
X + 113 = Y
—> X = 24; Y = 137 (Mg và Ba)
A chứa nMgSO4 = 12/120 = 0,1
B gồm MgCO3 dư (0,15), BaCO3 dư (0,075), BaSO4 (0,2 – 0,15 = 0,05)
C gồm MgO (0,15), BaO (0,075), BaSO4 (0,05)