Cho 5,52 gam hỗn hợp gồm Mg và Fe vào dung dịch chứa FeCl3 0,4M và CuCl2 0,6M. Sau một thời gian thu được dung dịch X và 4,8 gam rắn Y gồm hai kim loại. Cho dung dịch NaOH dư vào X (không có mặt không khí) thu được 21,04 gam kết tủa. Hòa tan hoàn toàn 4,8 gam Y trong dung dịch HNO3 đặc, nóng (dùng dư), thấy thoát ra 0,3 mol khí NO2 (sản phẩm khử duy nhất của N+5). Nếu cho dung dịch AgNO3 dư vào X, thu được m gam kết tủa. Giá trị của m là
A. 71,04. B. 75,36.
C. 77,52. D. 73,20.
Câu trả lời tốt nhất
Đặt nFeCl3 = 2x và nCuCl2 = 3x
Bảo toàn điện tích —> nOH- = nCl- = 12x
Bảo toàn khối lượng kim loại:
5,52 + 56.2x + 64.3x = 4,8 + (21,04 – 17.12x)
—> x = 0,04
Bảo toàn Cl —> nAgCl = 12x = 0,48
Nếu Y gồm Fe (u) và Cu (v)
—> mY = 56u + 64v = 4,8
nNO2 = 3u + 2v = 0,3
Hệ có nghiệm âm, loại.
Vậy Y gồm Mg (u) và Fe (v)
—> mY = 24u + 56v = 4,8
nNO2 = 2u + 3v = 0,3
—> u = v = 0,06
Do Mg vẫn còn nên Fe chưa phản ứng, vậy v = 0,06 mol cũng là lượng Fe ban đầu.
nFe = 0,06 và mhh = 5,52 —> nMg = 0,09
Bảo toàn electron:
0,09.2 + 0,06.3 = nNO2 + nAg —> nAg = 0,06
—> m↓ = 75,36
cho em hỏi là chỉ có mg tác dụng vs fecl3 phải ko ạ? lượng fecl3 phản ứng vs mg là 0,09-0,06. suy ra mol fecl3.suy luậận của em sai chỗ nào ạ?
Trong suốt cả quá trình thì chỉ có mg tác dụng vs Fecl3. lượng fecl3 có trong hỗn hợp ban đầu chính bằng lượng mg đã phản ứng là 0,03, từ đó suy ra số mol của fecl3.
Số mol ag sai hay sao vậy. Đề bảo cho agno3 vào dd X chứ có phải dd sau pư với HNO3 đâu
cho em hỏi. kể cả khi phản ứng 1 thời gian thì cơ sở nào để có thể khẳng định fe bị đẩy ra trược cu. như vậy là không đúng với dãy điện hoá phải không thầy
cho em hỏi. kể cả khi phản ứng 1 thời gian thì cơ sở nào để có thể khẳng định fe bị đẩy ra trược cu. như vậy là không đúng với dãy điện hoá phải không thầy