Cho 7,5 gam hỗn hợp Mg và Al tan hoàn toàn trong dung dịch chứa 0,56 mol HCl và 0,12 mol H2SO4 (loãng), thu được dung dịch X và khí H2. Thực hiện 2 thí nghiệm sau:
Thí nghiệm 1: Cho 875 ml dung dịch NaOH 1M vào X, sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được 13,55 gam kết tủa gồm 2 chất
Thí nghiệm 2: Nhỏ từ từ V ml dung dịch Y chứa đồng thời KOH 0,6M và Ba(OH)2 0,1M vào X đến khi thu được lượng kết tủa lớn nhất, lọc kết tủa nung đến khối lượng không đổi, thu được m gam chất rắn.
Giá trị của m là
A. 35,96. B. 28,40. C. 36,40. D. 26,36.
Câu trả lời tốt nhất
nNaOH = 0,875
Dung dịch sau phản ứng chứa Na+ (0,875), Cl- (0,56), SO42- (0,12), bảo toàn điện tích —> nAlO2- = 0,075
Đặt u, v là số mol Mg, Al —> 24u + 27v = 7,5
m↓ = 58u + 78(v – 0,075) = 13,55
—> u = 0,2; v = 0,1
X chứa Cl- (0,56), SO42- (0,12), Mg2+ (0,2), Al3+ (0,1), bảo toàn điện tích —> H+ dư (0,1)
nKOH = 0,6V, nBa(OH)2 = 0,1V —> nOH- = 0,8V và nBa2+ = 0,1V
TH1: Nếu hiđroxit đạt max —> 0,8V = 0,1 + 0,2.2 + 0,1.3
—> V = 1 —> nBaSO4 = 0,1
—> m↓ = 42,7
TH2: Nếu BaSO4 đạt max —> 0,1V = 0,12
—> V = 1,2 —> Kết tủa gồm Mg(OH)2 (0,2); BaSO4 (0,12)
—> m↓ = 39,56 < 42,7 —> Chọn TH1.
Nung kết tủa ở TH1 tạo MgO (0,2), Al2O3 (0,05), BaSO4 (0,1)
—> m rắn = 36,4