Cho 8,1 gam Al vào 500 ml dung dịch X gồm AgNO3 và Cu(NO3)2, sau khi phản ứng kết thúc, thu được 51,6 gam chất rắn Y và dung dịch Z. Cho Z tác dụng với dung dịch NaOH dư, lọc lấy kết tủa, rửa sạch, rồi đem nung thu được 8 gam chất rắn. Biết các phản ứng đều xảy ra hoàn toàn.
a) Tính nồng độ mol/l của các dung dịch AgNO3 và Cu(NO3)2 ban đầu.
b) Trình bày cách điều chế kim loại Cu từ dung dịch hỗn hợp gồm: Mg(NO3)2, AgNO3, Cu(NO3)2. Viết phương trình hóa học minh họa.
Câu trả lời tốt nhất
Z + NaOH dư có tạo kết tủa nên Al tan hết, Cu2+ (hoặc cả Ag+ còn dư)
nAl = 0,3
Nếu Ag+ còn dư thì Y chỉ có Ag —> nAg = 0,48 < 3nAl: Vô lý, vậy Ag+ hết, Cu2+ còn dư.
Đặt a, b là số mol AgNO3 và Cu(NO3)2 phản ứng.
mY = 108a + 64b = 51,6
Bảo toàn electron: a + 2b = 0,3.3
—> a = b = 0,3
CM AgNO3 = a/0,5 = 0,6M
nCu(NO3)2 dư = nCuO = 8/80 = 0,1
—> CM Cu(NO3)2 = (b + 0,1)/0,5 = 0,8
b. Cho Fe dư vào dung dịch, thu được hỗn hợp Ag, Cu, Fe. Cho hỗn hợp kim loại này vào HCl dư, lọc thu Ag, Cu. Đốt cháy rồi hòa tan vào dung dịch HCl, thu được dung dịch CuCl2 (Ag không cháy, không tan, lọc bỏ). Sau đó: CuCl2 —> Cu(OH)2 —> CuO —> Cu