Cho dung dịch X chứa AgNO3 0,1 M; dung dịch Y chứa Cu(NO3)2 0,1 M. Một học sinh tiến hành các thí nghiệm sau
Thí nghiệm 1: Cho thanh sắt (iron, Fe) sạch vào 100 ml dung dịch X.
Thí nghiệm 2: Cho thanh sắt sạch vào 100 ml dung dịch Y.
Thí nghiệm 3: Trộn 100 ml dung dịch X với 100 ml dung dịch Y, thu được dung dịch Z. Cho thanh sắt sạch vào Z. Sau một thời gian phản ứng, thu được dung dịch T và lấy thanh kim loại ra sấy khô, đem cân thấy thanh kim loại tăng 0,84 gam.
a. Nêu hiện tượng và viết phương trình phản ứng hoá học xảy ra ở thí nghiệm 1, 2.
b. Tính nồng độ mol/lít các chất trong T.
Câu trả lời tốt nhất
TN1: Có Ag màu trắng bám vào thanh sắt
Fe + 2AgNO3 —> Fe(NO3)2 + 2Ag
TN2: Có Cu màu đỏ bám vào thanh sắt
Fe + Cu(NO3)2 —> Fe(NO3)2 + Cu
Z chứa nAgNO3 = nCu(NO3)2 = 0,01
Nếu chỉ AgNO3 phản ứng:
m tăng = 0,01.108 – 0,005.56 = 0,8
Nếu cả AgNO3 và Cu(NO3)2 phản ứng:
m tăng = 0,01.108 + 0,01.64 – 0,015.56 = 0,88
Thực tế m tăng = 0,84 —> AgNO3 hết, Cu(NO3)2 phản ứng một phần (x mol)
m tăng = 0,01.108 + 64x – 56(x + 0,005) = 0,84
—> x = 0,005
T chứa Fe(NO3)2 (0,01), Cu(NO3)2 dư (0,005), thể tích 0,2L —> Nồng độ tương ứng 0,05M, 0,025M