Cho hỗn hợp X gầm 0,12 mol CuO; 0,1 mol Mg và 0,05 mol Al2O3 tan hoàn toàn trong dung dịch chứa đồng thời 0,15 mol H2SO4 (loãng) và 0,55 mol HCl, thu được dung dịch Y và khí H2. Nhỏ từ từ dung dịch hỗn hợp Ba(OH)2 0,1M và NaOH 0,6M vào Y đến khi thu được khối lượng kết tủa lớn nhất, lọc kết tủa đem nung đến khối lượng không đổi, thu được m gam chất rắn khan. Giá trị của m gần nhất với giá trị nào sau đây?
A. 48,54 B. 52,52. C. 43,45. D. 38,72.
Câu trả lời tốt nhất
Dung dịch Y chứa Cu2+ (0,12), Mg2+ (0,1), Al3+ (0,1), Cl- (0,55), SO42- (0,15) và H+ dư (0,11)
nBa(OH)2 = 0,1V và nNaOH = 0,6V
—> nBa2+ = 0,1V và nOH- = 0,8V
TH1: Al3+ kết tủa hết
—> nOH- = 0,8V = 0,55 + 0,15.2 —> V = 1,0625
—> nBaSO4 = 0,1V = 0,10625
Kết tủa gồm Cu(OH)2 (0,12), Mg(OH)2 (0,1), Al(OH)3 (0,1), BaSO4 (0,10625)
—> m↓ = 50,11625
Chất rắn sau khi nung gồm CuO (0,12), MgO (0,1), Al2O3 (0,05) và BaSO4 (0,10625)
—> m rắn = 43,45625
TH2: Ba2+ kết tủa hết
—> 0,1V = 0,15 —> V = 1,5
—> nOH- = 0,8V = 1,2
Dễ thấy nOH- > 2nCu2+ + 2nMg2+ + 4nAl3+ + nH+ nên Al(OH)3 bị tan hết.
Kết tủa gồm Cu(OH)2 (0,12), Mg(OH)2 (0,1), BaSO4 (0,15)
—> m↓ = 52,51 (Lớn hơn kết tủa ở TH1 nên chọn TH này).
Chất rắn sau khi nung gồm CuO (0,12), MgO (0,1), và BaSO4 (0,15)
—> m rắn = 48,55
nO trong hỗn hợp X = 0,12+0,05.3=0,27 ,nH2=nMg=0,1 (mol) tổng nH+=0,15.2+0,55=0,85
BTe theo H+ và nH+ phản ứng : 0,1.2+0,27.2=0,74 –> nH+ dư=0,85-0,74=0,11
nOH- =2nCU+2nMg+6nAl2O3+nH+dư=0,85
–> 2nBa(OH)2+nNaOH=0,85 –> V của hỗn hợp =1,0625
–> nBa2+=0,10625 > n(SO4)2-=0,15 –> mol kết tủa BaSO4: 0,10625
Tù đó bạn tính tiếp khối lượng chất rắn nha vì kết tủa max lên chất rắn có Al2O3 và có kết tuả BaSO4 ạ