Cho hỗn hợp E gồm X (C6H16O4N2) và Y (C9H23O6N3, là muối của axit glutamic) tác dụng hoàn toàn với dung dịch KOH thu được 7,392 lít hỗn hợp hai amin no (kế tiếp trong dãy đồng đẳng, có tỷ khối so với H2 là 107/6) và dung dịch T. Cô cạn T, thu được m gam hỗn hợp G gồm ba muối khan trong đó có 2 muối có cùng số nguyên tử cacbon trong phân tử. Giá trị của m là
A. 55,44. B. 93,83. C. 51,48. D. 58,52.
Câu trả lời tốt nhất
Amin gồm CH3NH2 (0,22) và C2H5NH2 (0,11)
X là CH3-COONH3-CH2-COONH3-C2H5
Y là CH3NH3OOC-CH2-CH2-CH(NH3OOC-CH3)-COONH3-CH3
—> nX = nC2H5NH2 = 0,11 và nY = nCH3NH2/2 = 0,11
—> Muối gồm GlyK (0,11), GluK2 (0,11) và CH3COOK (0,22)
—> m muối = 58,52 gam
cho em hỏi c6h16o4n2 là muối amoni của axit cacboxylic tác dụng với koh thu amin đa chức thì viết công thức như nào a?
bài này làm tự luận phải xét nhiều trường hợp ạ thầy?muối của glu thì mấy nhóm NH2 COOH ko còn đúng ko ạ?e cảm ơn
Cho em hỏi nếu là muối thì vẫn có thể có cả chức axit trong đó ad nhỉ?
Ad ơi, tại sao 2 muối cùng số cacbon không phải là CH3COOK và H2N-CH2COOK nhỉ? muối còn lại là Glu-K2?
Vì sao lại chọn Glu-K và Glu-K2 ạ?
Thầy ơi, thầy cho em hỏi là có cách nào để xác định nhanh được công thức cấu tạo của các chất có dạng CTPT như này không ạ ? Có những bài em viết mãi không ra ạ. Em cảm ơn thầy !
đề của bộ chắc sẽ không có kiểu nhiều trường hợp đều đúng phải ko ad?
X là C2H5-NH3OOC-COONH3-C2H5 0,055 mol
Y là CH3-NH3OOC-CH2-CH2-CH(NH3OOC-CH3)-COONH3-CH3 0,11 mol
=>m(muối) = 44,44 gam
Em làm thế này sai ở chỗ nào không ạ Thầy?