Cho hỗn hợp Na2CO3 và KHCO3 (tỉ lệ số mol tương ứng là 2 : 1) vào bình chứa dung dịch Ba(HCO3)2 thu được m gam kết tủa X và dung dịch Y. Thêm tiếp dung dịch HCl 1,0M vào bình đến khi không còn khí thoát ra thì hết 320 ml. Biết Y phản ứng vừa đủ với 160 ml dung dịch NaOH 1,0M. Giá trị của m là:
A. 7,88. B. 11,82. C. 9,456. D. 15,76.
Câu trả lời tốt nhất
2a, a, b là số mol Na2CO3, KHCO3, Ba(HCO3)2
Khi thêm HCl vào bình, HCl tác dụng với cả kết tủa X và dung dịch Y nên coi như HCl phản ứng với 3 muối ban đầu:
—> nHCl = 2.2a + a + 2b = 0,32 (1)
Phản ứng giữa Na2CO3 và Ba(HCO3)2 không làm thay đổi lượng HCO3- nên:
nNaOH = a + 2b = 0,16 (2)
(1)(2) —> a = 0,04 & b = 0,06
Vậy ban đầu nNa2CO3 = 0,08 và nBa(HCO3)2 = 0,06
—> nBaCO3 = 0,06
—> mBaCO3 = 11,82
ad cho em hỏi chỗ nhcl =0,32 mol í ạ, tại sao n co3 2- lại nhân 2 ạ
tại sao phản ứng tạo tủa đã sử dụng mol của Ba2+ thì Co32- tham gia pứ vs H+ phảu là mol co32- dư từ pứ tạo tủa chứ sao lại từ co32- ban đầu đc ạ?
Anh tham khảo thêm bài giải trên Moon em thấy hay hơn cách này với dễ cho hs tiếp thu hơn ạ.
em cứ tưởng kết tủa của Ba bền lắm cơ,xem anh giải mới biết vẫn bị hòa tan
thầy ơi khi cho naoh vào thì naoh cũng tác dụng với cả nahco3 do na2co3 sinh ra nữa chứ ạ ?