Cho hỗn hợp X gồm 0,12 mol CuO; 0,1 mol Mg và 0,05 mol Al2O3 tan hoàn toàn trong dung dịch chứa đồng thời 0,13 mol H2SO4 (loãng) và 0,59 mol HCl, thu được dung dịch Y và khí H2. Nhỏ từ từ dung dịch hỗn hợp Ba(OH)2 0,1M và NaOH 0,6M vào Y đến khi thu được khối lượng kết tủa lớn nhất, lọc kết tủa đem nung đến khối lượng không đổi, thu được m gam chất rắn khan. Giá trị của m gần nhất với giá trị nào sau đây?
A. 43,45. B.38,72. C. 43,89. D. 48,54.
Câu trả lời tốt nhất
Dung dịch Y chứa Cu2+ (0,12), Mg2+ (0,1), Al3+ (0,1), SO42- (0,13), Cl- (0,59), bảo toàn điện tích —> nH+ = 0,11
nBa(OH)2 = a và nNaOH = 6a —> nOH- = 8a và nBa2+ = a
Tại thời điểm các hidroxit đạt max:
Khi đó nOH- = 8a = nH+ + 2nCu2+ + 2nMg2+ + 3nAl3+ = 0,85
—> a = 0,10625
—> nBaSO4 = 0,10625
m rắn = mBaSO4 max + mCuO + mMgO + mAl2O3 = 43,45625 (1)
Tại thời điểm BaSO4 đạt max (a = 0,13) thì nOH- = 8a = 1,04
Dễ thấy 1,04 > nH+ + 2nCu2+ + 2nMg2+ + 4nAl3+ nên Cu2+, Mg2+, Al3+ đã kết tủa hết sau đó Al(OH)3 tan trở lại hoàn toàn, vẫn còn OH- dư.
Lúc này m rắn = mBaSO4 max + mCuO + mMgO = 43,89 (2)
(1)(2) —> Khi lượng kiềm tăng tới mức nào đó thì kết tủa hiđroxit bắt đầu giảm nhưng BaSO4 vẫn tăng nhiều hơn thừa để bù lại.
—> m max = 43,89